Xu hướng trượt dốc của thị trường tài chính toàn cầu sau khi chứng kiến
một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất của Phố Wall là nhân tố chính
khiến thị trường dầu ảm đạm.
Tại sàn giao dịch điện tử
Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 71 xu Mỹ (1,1%), xuống 66,91
USD/thùng, cách mức cao nhất kể từ đầu năm 2018 hơn 4 USD/thùng. Trong
khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng hạ 69 xu Mỹ (1,1%), xuống
63,46 USD/thùng.
Đà bán tháo tại các sàn chứng khoán và xu hướng
mua vào đồng USD nhằm tìm kiếm “nơi trú ẩn an toàn” đã góp phần đẩy giá
dầu đi xuống.
Bất chấp nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC),
nguồn cung của thị trường dầu mỏ hiện vẫn khá dồi dào. Nguyên nhân
chính dẫn tới tình trạng trên chủ yếu là do sản lượng dầu đá phiến của
Mỹ tăng gần 18% kể từ giữa năm 2016, lên 10 triệu thùng/ngày. Hiện Nga
vẫn dẫn đầu về sản lượng dầu mỏ toàn cầu với mức trung bình 10,98 triệu
thùng/ngày trong năm 2017. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng sản lượng của Mỹ
vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ
dầu mỏ nhìn chung vẫn khá mạnh mẽ. Ngân hàng Goldman Sachs ước tính nhu
cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm nay tăng 1,8 triệu thùng/ngày, với 40% từ
Trung Quốc và Ấn Độ.
Dầu mỏ nới dài đà giảm giá tại thị trường châu Á
TCCT
Trong phiên giao dịch ngày 6/2, giá dầu tiếp tục nới dài đà giảm tại thị trường châu Á, mất hơn 1%.