Trong ngày 01/8, giá dầu thô tương lai tại thị trường New York biến động nhẹ sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 tuần, sau các thông tin tích cực về nền kinh tế Mỹ - quốc gia sử dụng dầu lớn nhất thế giới.
Giá dầu thô WTI giao tháng 9/2013 trên sàn giao dịch điện tử tại Sở giao dịch thương mại New York, vào lúc 10h (giờ Sydney – 7h sáng ngày 2/8 giờ Việt Nam), đã giảm 16 cents xuống còn 107,73 USD/thùng. Khối lượng giao dịch của toàn bộ hợp đồng tương lai thấp hơn 57% mức trung bình 100 ngày. Trong ngày 1/8, giá dầu đã có mức tăng cao nhất kể từ ngày 10/7 – tăng 2,86 USD/thùng tương ứng 2,7% và đóng cửa tại mức cao nhất kể từ ngày 19/7 – đạt 107,89 USD/thùng. Tính từ đầu tuần (29/7) đến nay, giá dầu đã tăng được 2,9%.
Giá dầu Brent giao tháng 9/2013 trên Sàn giao dịch ICE Futures Europe tại London đã giảm 4 cents xuống mức 109,50 USD/thùng. Trong ngày 1/8, giá dầu Brent đã tăng 1,84 USD/thùng. Mức chênh lệch giá giữa dầu Brent và dầu thô WTI hiện đạt 1,80 USD/thùng so với 1,65 USD/thùng trong ngày 1/8.
Số liệu sản xuất của Mỹ và Trung Quốc
“Các số liệu kinh tế tốt đã giúp giá dầu tăng cao; số liệu sản xuất tại Trung Quốc tốt hơn dự báo và các thông tin kinh tế khác trong ngày hôm nay đều theo hướng tích cực.”, theo nhân định của ông Phil Flynn, chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group (Chicago, Mỹ).
Theo Viện quản lý cung ứng Mỹ thông báo, chỉ số sản xuất của Mỹ trong tháng 7 đã gia tăng với mức nhanh nhất trong hơn 2 năm qua, đạt 55,4 điểm so với mức 50,9 điểm trong tháng 6; tăng cao hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động Mỹ trong ngày 2/8, cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã giảm 19.000 đơn xuống còn 326.000 đơn – mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Theo khảo sát của hãng tin Bloomberg, các chuyên gia kinh tế dự báo, nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 185.000 công việc mới trong tháng 7.
Cũng trong ngày 1/8, Cục Thống kê Trung Quốc cho biết chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất trong tháng 7 của Trung Quốc đã tăng 50,3 điểm; vượt dự báo của các chuyên gia kinh tế tham giả khảo sát của Bloomberg.
Theo báo cáo năng lượng của hãng dầu khí BP, Mỹ và Trung Quốc hiện là 2 quốc gia sử dụng dầu lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30% nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu trong năm 2012.
Xuất khẩu dầu mỏ của Libya
Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Libya Abdulbari Al – Arusi, trong ngày 1/8, cho biết tất cả các mỏ dầu, trừ mỏ dầu Zawija, tại Libya đã buộc phải đóng cửa do tình trạng đình công của công nhân. Điều này làm giảm lượng dầu xuất khẩu của Libya xuống chỉ còn 1,1 triệu thùng/ngày so với 1,425 triệu thùng/ngày trong ngày 30/7. Libya là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất Châu Phi.
Theo ông Michael Lynch, chủ tịch hãng Strategic Energy & Economic Research (Massachusetts, Mỹ) cho biết, thông tin kinh tế tích cực trong bối cảnh lượng dầu xuất khẩu của Libya giảm đã kết hợp đẩy giá dầu tăng.
Theo một khảo sát của Bloomberg cho biết sản lượng khai thác dầu của các thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sụt giảm từ mức 30,907 triệu thùng/ngày trong tháng 6 xuống còn 30,662 triệu thùng trong tháng 7; giảm 245.000 thùng tương ứng 0,8%.
Chứng khoán tăng điểm
Giá dầu cũng được sự hỗ trợ nhờ thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh; chỉ số Standard & Poor’s 500 (S&P 500) đã lần đầu tiên bật tăng lên trên mốc 1.700 điểm sau khi các số liệu kinh tế tích cực của nền kinh tế Mỹ được thông báo. Vào lúc 3h40 (giờ New York – 2h40 sáng ngày 2/8 giờ Việt Nam), chỉ số S&P 500 đã tăng 1,3%; chỉ số công nghiệp Dow Jones cũng đã tăng 0,8%.
Giá dầu biến động nhẹ sau khi tăng lên mức cao nhất trong 9 ngày
TCCT
Trong sáng ngày 2/8, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) đã tăng lên gần mức cao nhất trong 9 ngày sau thông tin tích cực về hoạt động sản xuất tại Mỹ trong tháng 7. Giá dầu cũng nhận được sự hỗ trợ từ các thô