Giá dầu đã dao động trong khoảng 92 cents sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã giảm 346.000 xuống chỉ còn 334.000 đơn. Cũng theo một báo cáo khác của Chính phủ Mỹ cho biết, doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 5 đã tăng cao hơn so với các dự báo trước đây.
Trước đó, giá dầu đã giảm 0,9% sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ làm dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu của nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ giảm. Theo báo cáo Đánh giá Thống kê Năng lượng Thế giới năm 2012 của tập đoàn BP, Mỹ là nền kinh tế tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới, chiếm tới 1/5 nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2012.
Giá dầu WTI giao tháng 7 tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) vào lúc 10h28 sáng (giờ địa phương – 9h28 tối Việt Nam). Khối lượng giao dịch đạt mức 9,4% dưới mức trung bình 100 ngày.
Giá dầu Brent giao tháng 7 hết hạn trong ngày hôm nay tại sàn ICE London, chốt phiên đã tăng 31 cents tương ứng 0,3% lên mức 103,80 USD/thùng. Hợp đồng giao dịch nhiều nhất, kỳ hạn tháng 8 cũng đã tăng 34 cents tương ứng 0,3% lên mức 103,90 USD/thùng. Khối lượng giao dịch đạt mức 24% dưới mức trung bình 100 ngày.
Chênh lệch giá dầu Brent và dầu WTI đã tăng lên mức 8,15 USD/thùng so với mức 7,61 USD/thùng ngày hôm qua (13/6).
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ giảm
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trung bình trong 4 tuần đã giảm từ mức 352.500 đơn xuống còn 345.250 đơn trong tuần trước. Con số này cũng thấp hơn mức dự báo 346.000 đơn mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg.
Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 5 đã tăng 0,6%, đây là mức tăng cao nhất trong 3 tháng, cao hơn 0,1% so với tháng 4 vừa qua và cao hơn 0,2% so với dự báo của các chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó. Điều này cho thấy lượng việc làm mới tạo ra và mức lãi vay thấp đã khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu
WB đã đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 2,2%, thấp hơn so với mức 2,3% được đưa ra vào tháng 1 trước đó, và thấp hơn mức tăng trưởng năm ngoái (2,3%). Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi bao gồm: Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ giảm thấp so với dự kiến.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu từ các quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong nửa cuối năm sẽ giảm thấp so với mức dự báo trước đó do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp. Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới.
Đặng Quang