Tính đến đầu giờ sáng 1/3, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2019 ở mức 56,58 USD/thùng, tăng 0,27 USD trong phiên. Trong khi đó, giá dầu brent giao tháng 5/2019 đứng ở mức 66,58 USD/thùng, tăng 0,27 USD/thùng trong phiên.
Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, ghi nhận lúc 8h15 sáng ngày 1/3, theo giờ Việt Nam, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 57,57 USD/thùng và cao nhất là 57,63 USD/thùng.
Với dầu brent, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 66,55 USD/thùng và cao nhất là 66,61 USD/thùng.
Giá dầu thế giới quay đầu tăng giá sau khi Bộ trưởng Bộ Năng lượng lượng của Saudi Arabia, ông Khalid Al-Falih, có phát biểu bác bỏ quan điểm cho rằng “giá dầu hiện đang quá cao” của Tổng thống Donald Trump.
Cụ thể, ông Khalid Al-Falih cho biết là Saudi Arabia và các đối tác đang triển khai đợt cắt giảm sản lượng mới nhất với một sự thận trọng.
"Chúng tôi đang thư giãn đấy chứ. 25 nước đang sử dụng phương pháp chậm rãi và từ tốn… Hơn hết, chúng tôi muốn thị trường ổn định", ông Khalid Al-Falih nói trên CNBC.
Ông Khalid Al-Falih cũng cho biết là ông nghiêng về khả năng kéo dài thỏa thuận hạn chế sản lượng.
Trong diễn biến mới nhất, Chủ tịch FED đưa thông báo khẳng định nền kinh tế Mỹ vẫn khỏe dù tốc độ tăng trưởng có chậm hơn và sẽ kiên nhẫn về chính sách tiền tệ.
Trước đó, đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer khẳng định rằng Mỹ sẽ từ bỏ kế hoạch tăng thuế lên 25% từ mức 10% trước đó với khoảng 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Một yếu tố khác, Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố GDP quý 4/2018 tại Mỹ tăng trưởng được 2,6%, cao hơn dự báo 1,9% của giới chuyên gia. Theo ước tính ban đầu, GDP Mỹ năm 2018 tăng trưởng được 2,9%.
Theo phân tích của giới chuyên gia, sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ với những kết quả lạc quan hơn dự báo cũng như triển vọng về một thoả thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cho một cuộc chiến kéo dài hơn 7 tháng qua, và đặc biệt là khẳng định của Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất, đã giúp giá dầu đi lên. Mối lo mất cân bằng cung cầu đã được cải thiện khi viễn cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu sáng sủa hơn sẽ kích thích tăng nhu cầu dầu trên thị trường, trong khi nguồn cung đang bó hẹp bởi những cam kết cắt giảm cũng như nguồn cung tại một số nước đang bị gián đoạn.