Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc
Theo khảo sát, giá heo hơi tại khu vực miền Bắc trong ngày hôm nay ổn định, dao động trong khoảng từ 64.000 - 67.000 đồng/kg.
Cụ thể: heo hơi tại Hưng Yên và Thái Bình đang được thu mua với giá cao nhất khu vực là 67.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá cao nhất trên cả nước hiện nay và cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, mức giao dịch thấp nhất khu vực là 64.000 đồng/kg, hiện đang có mặt tại Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình.
Tại các tỉnh, thành còn lại giá heo hơi được giao dịch ở mức 65.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên đồng loạt đứng yên trong ngày hôm nay, dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Cụ thể, heo hơi tại Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đang được thu mua với giá cao nhất là 63.000 đồng/kg.
Kế đến, ở mức 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Quảng Trị. Thương lái tại các tỉnh còn lại đang duy trì thu mua ổn định trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg.
Theo dõi giá heo hơi được cập nhật hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam
Ở các tỉnh, thành phía Nam, giá heo hơi hôm nay cũng không có thay đổi mới, dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá heo hơi cao nhất được ghi nhận tại Vũng Tàu và Đồng Tháp, ở mức 62.000 đồng/kg.
Heo hơi tại Long An và Vĩnh Long đang cùng được thu mua với giá thấp nhất khu vực là 58.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định trong khoảng 59.000 - 61.000 đồng/kg.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi dự báo tiếp tục giảm
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 8,2 triệu tấn thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (tương đương 3,4 tỷ USD), giảm 3,3% về khối lượng và 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Một số nguyên liệu nhập khẩu chính, gồm: Ngô hạt 3,3 triệu tấn (tương đương 1,1 tỷ USD); khô dầu các loại 2,3 triệu tấn (tương đương 1,1 tỷ USD); lúa mì và lúa mạch 978.000 tấn (321 triệu USD); thức ăn bổ sung 190.000 tấn (232 triệu USD)…
Số lượng nguyên liệu nhập khẩu giảm là do nhu cầu sử dụng giảm, đồng thời, các doanh nghiệp đã tìm kiếm các nguồn thức ăn trong nước thay thế. Việc Trung Quốc siết chặt nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong đó có cám gạo, sắn, cũng khiến việc sử dụng các nguyên liệu này làm thức ăn chăn nuôi trong nước tăng lên.
Về giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm 2023, giá ngô hạt giảm nhiều nhất (5,7%), giá bã rượu khô giảm 3,8%; giá cám gạo tăng 4,7%.
Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã giảm từ 1,2 – 3,2% so với thời điểm đầu năm 2023, tuy nhiên vẫn duy trì ở mức cao so với thời điểm trước dịch Covid-19 và so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm tiếp tục có xu hướng giảm từ nay tới cuối năm 2023 và đầu năm 2024.