Tại thị trường Bengaluru (Ấn Độ), giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.317,61 USD/ounce vào lúc 2 giờ 32 phút sáng (giờ Việt Nam). Giá vàng đạt mức cao nhất trong chín tháng qua là 1.326,30 USD/ounce vào phiên trước. Giá vàng tại Mỹ giao kỳ hạn cũng giảm 0,2% xuống còn 1.322,10 USD/ounce.
Số liệu việc làm khả quan của Mỹ đã phần nào tác động đến giá vàng. Theo Bộ Lao động Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp tại nước này trong tháng 1/2019 tăng lên 4%, mức cao nhất trong 7 tháng qua do Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần trong 5 tuần qua, khiến 800.000 nhân viên chính phủ nghỉ việc trong thời gian này. Tuy nhiên, trong tháng 1 đã có thêm 304.000 việc làm được tạo ra trên thị trường lao động Mỹ, mức cao nhất trong gần 1 năm qua và tăng gấp đôi so với dự đoán của các nhà kinh tế. Giới chuyên gia kinh tế dự báo các công ty Mỹ sẽ tuyển dụng thêm 165.000 lao động.
Các nhà phân tích nhận định triển vọng chung của giá vàng vẫn rất tích cực. Ông Miguel Perez-Santalla, Phó giám đốc trung tâm Heraeus Metal Management tại New York, cho rằng thị trường cũng đang chờ đợi diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và vàng vẫn được coi là "nơi trú ẩn an toàn".
Vàng vốn được coi là một kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị hoặc kinh tế. Theo người đứng đầu bộ phận thông tin thị trường của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), Alistair Hewitt, lượng vàng mua vào của các ngân hàng trung ương thế giới có thể tiếp tục tăng trong năm nay và nhu cầu đối với kim loại quý này tại hai thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ vẫn sẽ ổn định. WGC cho biết, nguồn cung vàng toàn cầu trong năm ngoái đã tăng 1% so với năm trước đó, lên 4.490,2 tấn.
Giá vàng đi xuống ngày 2/2
TCCT
Giá vàng châu Á đi xuống sáng 2/2. Tuy nhiên, giá kim loại quý này vẫn duy trì tuần tăng thứ hai liên tiếp trước tín hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm dừng lộ trình tăng lãi suất.