phái sinh hàng hóa
-
Thị trường nông sản thế giới hồi phục, Trung Quốc tăng cường thu mua đậu tương trong ngắn hạn
Giá một số loại nông sản thế giới đã hồi phục trở lại trong tuần vừa qua. Trung Quốc hiện đang đẩy mạnh thu mua đậu tương từ Brazil bất chấp giá cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngắn hạn. Trong khi đó, giá lúa mì tiếp tục được nâng đỡ bởi triển vọng tiêu cực về nguồn cung lúa mì từ Nga.
-
Nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc có thể tăng đột biến trong ngắn hạn
Chốt phiên giao dịch ngày 15/9, giá các loại nông sản chính trên thế giới đồng loạt tăng lên. Trong đó, giá đậu tương đang được hỗ trợ từ việc Trung Quốc đẩy mạnh thu mua trong những tuần gần đây. Dự báo nhu cầu nhập khẩu đậu tương của nước này có thể tăng đột biến trong ngắn hạn.
-
Thị trường nông sản thế giới trầm lắng trước các dữ liệu cung - cầu nông sản mới
Thị trường nông sản thế giới tuần qua tương đối trầm lắng và không phản ứng quá mạnh khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) công bố các dữ liệu cung – cầu nông sản mới. Trung Quốc tiếp tục thu mua nhiều lô đậu tương lớn từ Hoa Kỳ và tăng dự báo nhu cầu nhập khẩu đậu tương của nước này trong thời gian tới.
-
Thị trường nông sản thế giới tập trung chờ báo cáo mới từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Chốt phiên giao dịch ngày 8/9, giá nông sản thế giới biến động nhẹ khi thị trường tập trung chờ đợi báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Dự kiến báo cáo tình hình thị trường mới sẽ đem đến nhiều bất ngờ khi các dữ liệu quan trọng được công bố sớm hơn thông lệ.
-
Giá nông sản thế giới chịu áp lực bán mạnh trước diễn biến phức tạp của thiên tai và đáo hạn phái sinh
Thị trường nông sản thế giới đã trải qua tuần giao dịch với áp lực bán khá mạnh trong tuần đáo hạn các hợp đồng tương lai. Các diễn biến thời tiết phức tạp cũng khiến tâm lý trên thị trường dao động. Giá ngô và đậu tương tiếp tục giảm xuống; trong khi đó, giá lúa mì có mức giảm thấp hơn.
-
Giá ngô giao dịch giằng co trước kỳ thu hoạch ngô vụ mới của Hoa Kỳ
Giá các loại nông sản trên thế giới, đặc biệt là giá ngô, có xu hướng đi xuống trong những phiên giao dịch gần đây. Thị trường kỳ vọng giá ngô có thể tăng lên trong ngắn hạn khi hoạt động xuất khẩu ngô của Hoa Kỳ bị gián đoạn bởi siêu bão Ida.
-
Thị trường nông sản thế giới phục hồi, nhu cầu về đậu tương và ngô tăng lên
Thị trường nông sản thế giới đã có tuần hồi phục khá tốt sau đà bán tháo mạnh trong tuần trước. Giá đậu tương và ngô tiếp tục được nâng đỡ nhờ nhu cầu về hai loại nông sản này tăng lên. Trong khi đó, đà tăng của giá lúa mì chủ yếu nhờ rủi ro sụt giảm nguồn cung.
-
Saigon Futures ra mắt hệ thống mở tài khoản định danh e-KYC
Mở tài khoản định danh e-KYC được xem là phương án tối ưu cho phần đông các nhà đầu tư mở tài khoản và thực hiện giao dịch nhanh chóng, an toàn, tiện lợi trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
-
Giá nông sản thế giới tăng nhẹ, thị trường quan sát quyết định về nhiên liệu sinh học của Hoa Kỳ
Chốt phiên giao dịch ngày 25/8, giá các loại nông sản chủ chốt trên thế giới như ngô và đậu tương đã tăng nhẹ, tiếp tục phục hồi sau đà lao dốc mạnh tuần trước. Thị trường hiện tập trung quan sát việc miễn trừ hoặc giảm lượng nhiên liệu sinh học cần phải phối trộn của các nhà máy lọc dầu tại Hoa Kỳ.
-
Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo, thị trường nông sản thế giới trượt dốc
Trong tuần qua, giá các loại nông sản chủ chốt trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) đều giảm mạnh khi tâm lý giới đầu tư dao động, đẩy mạnh bán tháo các hợp đồng nông sản kỳ hạn bất chấp các yếu tố cơ bản về mùa vụ vẫn đang nâng đỡ thị trường.
-
Nhu cầu sử dụng đậu tương toàn cầu có xu hướng giảm trong niên vụ 2021/2022
Chốt phiên giao dịch ngày 18/8, giá ngô, đậu tương, lúa mì trên thị trường thế giới tăng không đáng kể khi thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ sẽ yếu đi dưới tác động của đợt bùng phát Covid-19 mới. Trong đó, nhu cầu sử dụng đậu tương có xu hướng sụt giảm trong niên vụ 2021/2022.
-
Giá nông sản thế giới nhích tăng nhẹ, thị trường tập trung chờ các dữ liệu cung - cầu mới
Giá các loại nông sản chủ chốt được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 11/8 khi thị trường tập trung chờ đợi báo cáo tình hình cung – cầu nông sản toàn cầu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).