sản xuất công nghiệp
-
Dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến sản xuất: Bộ Công Thương tìm hướng tháo gỡ
Trong 4 tháng cuối năm, một trong những hoạt động trọng tâm mà Bộ Công Thương đề ra là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất lớn trong các khu công nghiệp nhằm duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.
-
Tăng cường thu hút đầu tư vào sản xuất vật liệu đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Tại Việt Nam, ngành sản xuất vật liệu đã và đang trở thành một trong những động lực cho phát triển ngành công nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và tối ưu hóa các chi phí đầu tư trong sản xuất của một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, về tổng thể, năng lực sản xuất của công nghiệp vật liệu nước ta vẫn còn nhỏ, năng suất và chất lượng còn nhiều hạn chế.
-
Đề xuất 7 nhóm hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất kinh doanh
Mục tiêu đến năm 2025, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được nhận các hỗ trợ từ Chương trình.
-
Trung Quốc: Đà phục hồi kinh tế hạ nhiệt dưới tác động của mưa lũ và dịch bệnh
Các dữ liệu kinh tế mới nhất vừa được Trung Quốc công bố cho thấy đà phục hồi của nước này đang dần chậm lại. Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua chỉ tăng 6,4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 8,3% hồi tháng 6 trước đó và so với mức dự báo tăng 7,8% của giới phân tích.
-
Chính phủ khóa XV họp phiên toàn thể đầu tiên: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển ngành Công Thương
Phát biểu khai mạc phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026, cũng là phiên họp lịch sử, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thống nhất với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời đưa ra 3 nhóm các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cho những tháng cuối năm 2021.
-
Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất và vận chuyển hàng hóa
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, sẽ cần có những giải pháp phù hợp hơn và quan trọng nhất là sự phối hợp nhịp nhàng giữa trung ương - địa phương để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa và duy trì hoạt động sản xuất.
-
Hải Phòng: Trong đại dịch, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại vẫn tăng trưởng
Trong 7 tháng đầu năm 2021, thành phố Hải Phòng đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt dịch Covid-19 tái bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, việc làm của các doanh nghiệp. Tuy nhiên ngành công nghiệp vẫn giữ được vai trò “đầu tàu” của nền kinh tế thành phố khi sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2021 đạt mức tăng khá cao so với cùng kỳ.
-
Cần giải pháp mới để gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất
Theo Bộ Công Thương, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên cả nước, giải pháp “3 tại chỗ” sau một thời gian triển khai cũng bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, do đó cần có những giải pháp để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
-
Nam Định: Công nghiệp và thương mại giữ đà tăng trưởng
Với những giải pháp linh hoạt cùng sự chủ động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương, sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của UBND tỉnh và các địa phương trong thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 7 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước.
-
Bộ Công Thương xây dựng các kịch bản ứng phó với dịch Covid-19 ở mức độ cao nhất
Sáng 3/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Trưởng Ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đã chủ trì cuộc làm việc với các Cục, Vụ chức năng của Bộ Công Thương trên tinh thần “chuẩn bị các giải pháp hiệu quả, quyết liệt hơn nữa, bởi dịch Covid-19 đang diễn biến rất nhanh và lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước”
-
Hải Dương đẩy mạnh thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ theo hướng hiện đại
Giai đoạn 2021-2030, Hải Dương đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ đạt 12,9%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp hỗ trợ đạt 132.317 tỷ đồng vào năm 2030. Đồng thời, phấn đấu đưa công nghiệp hỗ trợ phát triển theo hướng hiện đại, tham gia vào việc sản xuất và cung cấp các linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp khác, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của tập đoàn đa quốc gia.
-
Dịch bệnh tái bùng phát, chỉ số sản xuất công nghiệp ghi nhận mức tăng thấp nhất trong 7 tháng qua
Theo Bộ Công Thương, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 cùng với việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm kiểm soát tốc độ lây lan của dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn.