Một số mặt hàng xuất khẩu trong tháng 5/2018 và linh kiện tăng 11,6%; giày dép tăng 11,2%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5 tăng 7,1%.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 31,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 19,9%; hàng dệt may tăng 12,1%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 93,09 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 19,5 tỷ USD, tăng 19,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 10,9 tỷ USD, tăng 14,2%; hàng dệt may đạt 10,7 tỷ USD, tăng 13,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,4 tỷ USD, tăng 29,7%; giày dép đạt 6,1 tỷ USD, tăng 7,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,3 tỷ USD, tăng 17,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,3 tỷ USD, tăng 10%.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản cũng tăng khá: Thủy sản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 11,1%; rau quả đạt 1,7 tỷ USD, tăng 19,6%; gạo đạt 1,6 tỷ USD, tăng 51,1% (lượng tăng 20,4%); hạt điều đạt 1,4 tỷ USD, tăng 25,3% (lượng tăng 21,4%).
Một số mặt hàng nông sản tuy có lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước do giá xuất khẩu bình quân giảm: Cà phê đạt 1,6 tỷ USD, giảm 12% (lượng tăng 1,8%); cao su đạt 630 triệu USD, giảm 10,8% (lượng tăng 19,6%); hạt tiêu đạt 379 triệu USD, giảm 37,1% (lượng tăng 6,2%). Riêng dầu thô tính chung 5 tháng giảm về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá xuất khẩu bình quân tăng 45,3% so với cùng kỳ năm 2017: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 919 triệu USD, giảm 20,4% (lượng giảm 40,1%).
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 17,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giày dép tăng 15,8%; hàng dệt may tăng 12%; điện thoại và linh kiện tăng 8,5%. Tiếp đến là EU đạt 16,9 tỷ USD, tăng 13,6%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 36%; điện thoại và linh kiện tăng 16,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 16,3%. Trung Quốc đạt 13,8 tỷ USD, tăng 30,8%, trong đó điện thoại và linh kiện gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 31%; rau quả tăng 16,5%. Thị trường ASEAN đạt 9,8 tỷ USD, tăng 14,1%, trong đó gạo gấp 3,4 lần; sắt thép tăng 52,9%; điện thoại và linh kiện tăng 6,1%. Nhật Bản đạt 7,2 tỷ USD, tăng 11,3%, trong đó hàng dệt may tăng 21%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 5,7%. Hàn Quốc đạt 7,2 tỷ USD, tăng 31%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 57%; điện thoại và linh kiện tăng 31,6%; hàng dệt may tăng 26,9%.