Các bên đã tổ chức kỷ niệm việc vận hành chu trình hỗn hợp và chính thức đi vào hoạt động 03 nhà máy điện: Beni Suef, Burullus và New Capital. Các nhà máy này sẽ đóng góp thêm 14.4 gigawatts (GW) tổng công suất phát điện cho lưới điện quốc gia tại Ai Cập qua đó đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của 40 triệu người với nguồn điện ổn định, qua đó, giúp cho đất nước Ai Cập tiết kiệm hơn 1 tỷ đô la chi phí nhiên liệu hàng năm.
Với mốc son này, Ai Cập và Tập đoàn Siemens đã lập nên một kỉ lục thế giới mới trong việc thi công và hoàn thiện nhanh các dự án nhà máy điện hiện đại khi tăng thêm 14,4 GW trong vòng 27,5 tháng. Thông thường một nhà máy điện chu trình hỗn hợp với công suất 1200 megawatts sẽ mất khoảng 30 tháng thi công. Trong siêu dự án tại Ai Cập, Siemens đã đồng thời xây dựng 12 nhà máy như vậy với thời gian kỷ lục và đã thành công kết nối các nhà máy này với lưới điện quốc gia”.
Mỗi nhà máy điện được trang bị 8 tua bin khí thế hệ H SGT5-8000, 4 tua bin hơi, 12 máy phát điện, 8 lò thu hồi nhiệt Siemens, 12 máy biến áp và một hệ thống thiết bị đóng cắt hợp bộ kín 500kV GIS. Để tăng cường lưới ở Ai Cập, Siemens đã hoàn thiện 6 trạm điện với nhiệm vụ truyền tải nguồn điện từ các nhà máy mới. Tập đoàn cũng đã tiến hành đào tạo cho 600 kỹ sư và kỹ thuật viên người Ai Cập để vận hành và duy trì các nhà máy điện, đồng thời mở rộng kỹ năng và kiến thức cho nguồn lao động địa phương.
Nhà máy điện New Capital trong quá trình xây dựngÔng Joe Kaeser, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens AG phát biểu. “Việc phá kỉ lục thế giới về thời gian hoàn thiện siêu dự án tại Ai Cập sẽ không chỉ làm thay đổi bức tranh tổng thể về điện tại Ai Cập mà sẽ còn trở thành một khuôn mẫu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng điện tại khu vực Trung Đông và trên toàn thế giới”. Tự hào với những kết quả của siêu dự án này ông Joe Kaeser khẳng định đây là hình mẫu tiêu biểu cho sự hợp tác hiệu quả và tin cậy của Siemens với các đối tác và khách hàng.
Bộ trưởng Bộ Điện lực và Năng lượng Tái Ai Cập nhấn mạnh “Việc hoàn thành các nhà máy điện này là một mốc cực kỳ quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa hạ tầng điện ở Ai Cập của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nền công nghiệp quốc gia”. Các nhà máy được xây dựng ở những vị trí chiến lược trên cả nước để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng về điện từ các hộ dân, từ các doanh nghiệp và các ngành.