Học viện Âm nhạc Huế là đơn vị sự nghiệp giáo dục, có chức năng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị Âm nhạc truyền thống, đặc biệt là các di sản Âm nhạc được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên… đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực Âm nhạc ở bậc trung học, đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học, biểu diễn Âm nhạc, góp phần giữ gìn và phát triển nền Âm nhạc Việt Nam mà trực tiếp là khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Năm 2024, Học viện Âm nhạc Huế tuyển sinh 6 ngành theo 3 phương thức chính.
Phương thức tuyển sinh của Học viện Âm nhạc Huế
a. Xét tuyển thẳng.
b. Kết hợp tổ chức thi tuyển các môn Năng khiếu và xét tuyển, thi tuyển môn Ngữ văn (môn Ngữ văn chỉ xét điều kiện, không cộng vào tổng điểm và phải đạt ngưỡng theo quy định).
Xét tuyển, thi tuyển môn Ngữ văn
Thí sinh chọn 1 trong 2 hình thức sau:
- Điểm xét tuyển môn Ngữ văn được lấy từ kết quả điểm tổng kết (trung bình cộng) lớp 10, 11, 12 hoặc điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, do thí sinh chọn 1 trong 2 kết quả. Đối với những thí sinh chỉ có bằng Trung cấp chuyên nghiệp (trong chương trình có học các môn văn hóa), sẽ xét theo phương thức lấy điểm trung bình chung môn Ngữ văn của các năm học trung cấp.
- Thí sinh thi môn Ngữ văn, thời gian 120 phút, hình thức thi tự luận. Đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Thi chuyên ngành
- Chuyên ngành Lý luận âm nhạc:
+ Ghi âm, Xướng âm
+ Viết Tiểu luận về Kiến thức âm nhạc tổng hợp, gồm: kiến thức về lý luận âm nhạc, lịch sử âm nhạc, hình thức âm nhạc, hòa âm… Thời gian làm bài 120 phút.
+ Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.
+ Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày tối thiểu 7 phút.
- Chuyên ngành Phê bình âm nhạc:
+ Ghi âm, Xướng âm.
+ Thi viết Tiểu luận phân tích, nhận xét về một hoặc nhiều tác phẩm của một tác giả, hoặc nhiều tác phẩm cùng chủ đề của các tác giả tân nhạc Việt Nam. Thời gian làm bài 120 phút.
+ Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.
+ Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày tối thiểu 7 phút.
- Chuyên ngành Âm nhạc dân tộc học:
+ Ghi âm, Xướng âm
+ Thi viết Tiểu luận giới thiệu, nhận xét về một loại hình (thể loại) âm nhạc cổ truyền Việt Nam (tùy chọn). Thời gian làm bài 120 phút.
+ Phối hòa âm chuyển điệu cấp I cho một giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.
+ Trình bày 2 tiểu phẩm trên đàn Piano (hoặc một nhạc cụ dân tộc tùy chọn) ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày 7 phút.
- Ngành Sáng tác âm nhạc:
+ Ghi âm, Xướng âm
+ Phát triển chủ đề âm nhạc cho trước thành tiểu phẩm 3 đoạn đơn cho 1 hoặc 2 nhạc khí, có phần đệm Piano. Thời gian làm bài 120 phút.
+ Phối hào âm chuyển điệu cấp I cho giai điệu hoặc bè trầm cho trước. Thời gian làm bài 90 phút.
+ Biểu diễn 2 tiểu phẩm trên đàn Piano (hoặc một nhạc cụ dân tộc tùy chọn) ở trình độ cơ bản. Thời gian trình bày 7 phút.
- Ngành Thanh nhạc:
+ Xướng âm
+ Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau:
Dòng thính phòng: 1 Aria hoặc Arie; 1 Romance; 1 ca khúc Việt Nam
Dòng nhạc nhẹ: 1 ca khúc Việt Nam; 1 ca khúc nước ngoài (Pop, R&B, Rock); 1 Romance.
Dòng dân gian: 1 bài dân ca Việt Nam; 1 ca khúc mang âm hưởng dân gian; 1 ca khúc đương đại.
- Ngành Piano:
+ Xướng âm
+ Biểu diễn 4 tác phẩm với các yêu cầu sau:
1 bài etude
1 bài phức điệu
1 chương Concerto hoặc Sonate
1 tác phẩm nước ngoài
- Chuyên ngành Guitar:
+ Xướng âm
1 bài luyện kỹ thuật
1 tác phẩm nước ngoài
1 tác phẩm Việt Nam
- Nhóm chuyên ngành nhạc cụ Giao hưởng:
*Đàn Dây (Violin, Viola, Cello):
+ Xướng âm
+ Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau:
1 Etude hoặc 2 chương Sotana solo (Suite).
1 hoặc 2 chương tác phẩm hình thức lớn (Concerto hoặc Sonata có phần đệm Piano).
1 tiểu phẩm Việt Nam hoặc nước ngoài.
* Flute, Clarinet, Basson, Trumpet:
+ Xướng âm
+ Biểu diễn 3 tác phẩm với các thể loại sau:
1 bài luyện kỹ thuật.
1 tiểu phẩm tự chọn.
1 chương của bản Sonate hoặc một chương của bản Concerto.
- Nhạc cụ truyền thống (Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Đàn Tam thập lục, Sáo trúc):
+ Xướng âm
+ Biểu diễn 3 tác phẩm với các yêu cầu sau:
Chọn 1 trong 3 phong cách: Chèo, Huế, Cải lương.
2 tác phẩm tự chọn.
- Âm nhạc di sản:
* Chuyên ngành Nhã nhạc (Các nhạc cụ: Đàn Tam, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Trống chiến, Kèn bóp):
+ Xướng âm
+ Biểu diễn 3 tác phẩm với các thể loại sau:
3 bài Đại nhạc (đối với nhạc cụ Trống chiến, Kèn bóp).
3 bài Tiểu nhạc (đối với nhạc cụ Đàn Tam, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc).
* Chuyên ngành Đàn - Ca Huế (Các nhạc cụ: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc, Ca Huế).
+ Xướng âm
+ Chọn 1 trong 2 nội dung để dự thi:
Nội dung 1: Dành cho chuyên ngành là nhạc cụ (Đàn Huế)
Đàn 2 bài nhạc cổ Huế (với một trong các nhạc cụ sau: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc).
Hát 1 bài Ca Huế
Nội dung 2: Dành cho chuyên ngành là Ca (Ca Huế)
Hát 2 bài Ca Huế
Đàn 1 bài nhạc cổ Huế (với 1 trong các nhạc cụ sau: Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Đàn Tỳ bà, Sáo trúc).
* Chuyên ngành Đàn - Hát dân ca Việt Nam:
+ Xướng âm
+ Hát 2 bài dân ca Việt Nam.
+ Đàn 1 đến 2 bài Dân ca Việt Nam trên nhạc cụ truyền thống.
Điều kiện xét trúng tuyển của Học viện Âm nhạc Huế
- Điểm xét tuyển môn Ngữ văn: Điểm ngưỡng xét tuyển môn Ngữ văn: 5.0 trở lên.
- Điểm ngưỡng các môn năng khiếu (chưa nhân hệ số) như sau:
+ Điểm ngưỡng môn Ký xướng âm ngành Âm nhạc học, Sáng tác âm nhạc; Xướng âm cho các ngành còn lại là 6.0 điểm.
+ Đối với ngành Thanh nhạc, Piano, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống: môn chuyên ngành từ 7.0 điểm trở lên.
+ Đối với ngành Âm nhạc học, Sáng tác âm nhạc: môn chuyên ngành từ 7.0 điểm trở lên; Các môn Hòa âm, Piano từ 5.0 điểm trở lên.
- Tổng điểm: gồm điểm thi các môn Năng khiếu cộng lại, trong đó môn chuyên ngành của các ngành nhân hệ số 2, cộng them điểm ưu tiên (nếu có).
- Chỉ xét tuyển những thí sinh nộp đăng ký xét tuyển vào Học viện Âm nhạc Huế với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và đúng quy định;
- Nguyên tắc xét tuyển chung: Học viện Âm nhạc Huế tự chủ xét tuyển, sử dụng kết quả thi riêng trên cơ sở số chỉ tiêu được phân bổ, đảm bảo chất lượng và công bằng, trong đó điểm thi môn Ngữ văn và các môn năng khiếu các ngành phải đạt ngưỡng điểm trở lên.