Hội thảo “Phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân”

Theo chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, ngày 23/8/2012 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợ

Mục đích của Hội thảo này nhằm đánh giá các công tác chuẩn bị về cơ sở hạ tầng để phát triển điện hạt nhân (ĐHN) ở Việt Nam, và trước hết là xây dựng Nhà máy (ĐHN) Ninh Thuận, dự kiến khởi công vào năm 2015. Tại Hội thảo, 7 báo cáo đã được các đại biểu trình bày, gồm: Hiện trạng cơ sở hạ tầng ĐHN quốc gia của Việt Nam; Những vấn đề then chốt cần xem xét trong phát triển cơ sở hạ tầng ĐHN; Giới thiệu cách tiếp cận theo Cột mốc và những điều kiện chủ yếu để đạt được cột mốc số 2 và số 3, những thách thức và các giải pháp đối với chương trình ĐHN mới; Phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam; Các yêu cầu và hướng dẫn quốc tế về thiết lập khuôn khổ an toàn; Kinh nghiệm của Liên bang Nga trong phát triển ĐHN (Phát triển nguồn nhân lực, thông tin công chúng,…); Những thay đổi về an toàn và pháp qui hạt nhân từ bài học Fukushima Daiichi của TEPCO. Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra nhiều câu hỏi và đã được các thành viên trong Ban tổ chức trả lời, với các khuyến cáo, như: Nguồn nhân lực đào tạo bao nhiêu thì đủ? Sự đánh giá của IAEA thế nào về các công tác chuẩn bị của Việt Nam? Cơ quan nào liên quan đến ứng phó sự cố? Việc ứng phó được triển khai thế nào? Làm thế nào để kiểm định được chất lượng công nghệ? Các thanh nhiên liệu trong lò phản ứng, sau khi hết thời hạn sử dụng sẽ được xử lý thế nào…?

Ban tổ chức đang trả lời các câu hỏi của các đại biểu

Kết thúc Hội thảo, Ngài Alexander Bychkov đánh giá cao hiệu quả của buổi Hội thảo, bởi đã đem lại thông tin nhiều chiều hữu ích. Ngài coi buổi Hội thảo là một bước đi quan trọng trong tiến trình chuẩn bị cho việc xây dựng Nhà máy ĐHN và mong muốn chương trình ĐHN của Việt Nam nhanh chóng hòa vào lưới điện quốc gia. Để chương trình ĐHN của Việt Nam thực hiện theo đúng kế hoạch, IAEA sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt. Thay mặt phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến cảm ơn và đánh giá cao vai trò của IAEA trong những năm qua. Thứ trưởng nêu bật công tác chuẩn bị là bước quan trọng nhất, mang tính quyết định tới hiệu quả hoạt động của Nhà máy ĐHN và đề nghị được IAEA tiếp tục sát cánh, giúp đỡ Việt Nam hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về ĐHN, hoàn thiện kế hoạch tổng thể việc xây dựng cơ sở hạ tầng ĐHN, thực hiện tốt theo 19 tiêu chí của IAEA trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ĐHN quốc gia để chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng với các đối tác xây dựng Nhà máy ĐHN. Ngoài việc hợp tác với Việt Nam về ĐHN, Thứ trưởng cũng đề nghị IAEA cùng hợp tác nhiều mặt khác nhằm khai thác và sử dụng tiềm năng hạt nhân an toàn, hiệu quả và bền vững./.

Để hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng ĐHN, IAEA đã hỗ trợ Dự án VIE/4/015, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ năm 2009 – 2011, hỗ trợ khoảng 580.000 USD và vốn bổ xung của Mỹ khoảng 560.000 USD. Trong giai đoạn này, có 13 đoàn chuyên gia sang giúp đỡ Việt Nam và tổ chức cho 15 lượt cán bộ đi tham quan ở nước ngoài; giai đoạn 2, từ năm 2012 – 2013: hỗ trợ trên 500.000 USD. Theo kế hoạch sẽ có 16 đoàn chuyên gia sang Việt Nam và có 10 hồ sơ đã đi tham quan khoa học ở nước ngoài.