Vậy Thương hiệu Dệt Kim Đông Xuân có thể thành công trong việc xây dựng thương hiệu mạnh sánh ngang tầm thế giới? Đúng như Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng yêu cầu, ngành Dệt May Việt Nam phải xây dựng được ít nhất 30 thương hiệu mạnh sánh ngang tầm thế giới vào năm 2030.
Mặc dù, năng lực sản xuất của nhà máy tại Công ty TNHH – MTV Dệt Kim Đông Xuân (Doximex) sau 2 ngày chuyển đổi đã nâng từ 250 – 300 nghìn sản phẩm vẫn cháy hàng. Nhiều nhà máy vệ tinh cũng đang tích cực vào cuộc để thamg gia sản xuất mặt hàng khẩu trang này để phục vụ nhu cầu người dân trong nước xong cung vẫn không đủ cầu.
Ghi nhận của nhóm phóng viên, trong nhiều ngày nay, Người dân thủ đô xếp hàng dài như thời bao cấp chờ đợi tới 3h đồng hồ để được đến lượt được mua chiếc khẩu trang Dệt Kim Đông xuân làm bằng nguyên liệu vải dệt kim kháng khuẩn công nghệ của Nhật Bản Nhân.
Vào lúc 17h chiều 04/2/2020, mặt hàng khẩu trang của Dệt Kim Đông Xuân chính thức được bày bán trên trên kệ hàng của Trung tâm Thời Trang Vinatex số 25 Bà Triệu, Hà Nội. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Xuân Hương, Giám đốc Trung tâm này cho biết, tranh thủ cũng chỉ đăng ký lượng hàng 1.000 chiếc. Nhưng khi về tới Trung tâm chỉ trong 5 phút đã tiêu thụ hết, số lượng khách hàng tới mua còn rất nhiều nhưng không đủ để bán.
Còn trong 2 ngày (05 – 06 /02/2020) Trung tâm cũng đã liên hệ với Dệt Kim Đông xuân để lấy thêm hàng những cũng chưa có đơn, mặc dù trước đó Trung tâm đã đặt đơn trước với số lượng 70.000 sản phẩm.
Ngày 05/2/2020, ông Trần Việt, Tổng Giám đốc Doximex cũng đã trực tiếp ký thông báo ngừng sản xuất các đơn hàng nhỏ lẻ và khuyến cáo người dân mỗi khách hang chỉ nên mua 05 chiếc/người để đảm bảo mọi người đều mua được trong giai đoạn này. Và hiện Doximex đang nỗ lực từng giờ để nâng cao năng suất, cụ thể Công ty đang sản xuất được 30.000 chiếc/ngày, thứ sáu (07/02) dự kiến sẽ đạt 60.000 chiếc/ngày, tiến dần tới thứ hai tuần sau (10/02) dự kiến sẽ đạt 200.000 chiếc/ngày.
Cũng ngay trong ngày 05/02, vải dệt kim kháng khuẩn của Đông Xuân đã được chuyển tới Tổng Công ty CP Dệt May Nam Định (Natexco) và Công ty CP May Nam Định (Nagaco), 1 phần cho Tổng Công ty May Hưng Yên – CTCP (Hugaco).
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo các đơn vị trong Tập đoàn như TCT May Hưng Yên, Dệt May Huế, TCT May Đồng Nai, Dệt kim Đông Xuân… cho biết, đơn vị vẫn đang ráo riết chỉ đạo cho các Xí nghiệp tích cực nâng công suất, phân bổ 1 số chuyền may để sản xuất mặt hàng khẩu trang để phát miễn phí cho người dân địa phương, cũng như cung ứng ra thị trường.
Ông Bùi Thế Kích – TGĐ Tổng Công ty May Đồng Nai thông tin, hiện nay Tổng Công ty đang nâng công suất vải không dệt kháng khuẩn lên tối đa, với khoảng 10 – 15 tấn vải được sản xuất mỗi ngày. Mỗi 1kg vải có thể làm ra 300 chiếc khẩu trang kháng khuẩn dùng 1 lần. Tuy nhiên, do đây là loại vải phải được may bằng máy chuyên dụng, máy may thường không thể sản xuất nên phía đơn vị phải thuê một bên thứ 3 sản xuất để cấp phát cho CBCNV và người dân địa phương, tới nay đã phát được 30 nghìn cái. Bên cạnh đó, ông Kích cũng cho biết, với máy may chuyên dụng có thể sản xuất được 6.000 chiếc trong 1 giờ. Do đó, sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng khan hàng, sốt hàng như thời gian qua.
May 10 hiện cũng đang liên hệ để mau 1 tấn vải dệt kim kháng khẩu của Doximex để thamg gia sản xuất loại khẩu trang này để phục vụ người dân trước sự bùng nổ của thị trường này. Trao đổi với PV, lãnh đạo các đơn vị trong Tập đoàn như TCT May Hưng Yên, Dệt May Huế, TCT May Đồng Nai, Dệt kim Đông Xuân… cho biết, đơn vị vẫn đang ráo riết chỉ đạo cho các Xí nghiệp tích cực nâng công suất, phân bổ 1 số chuyền may để sản xuất mặt hàng khẩu trang để phát miễn phí cho người dân địa phương, cũng như cung ứng ra thị trường.
Tại thời điển trước việc phòng chống dịch bệnh virut corona đang diến bến khó lường như hiện nay, Với trách nhiệm xã hộ đã cam kết với Chính phủ trong việc bình ổn giá mặt hàng khẩu trang, lãnh đạo Vinatex đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tính toán lại hoạt động SXKD, dành 1 số chuyền may chuyên để sản xuất khẩu trang cung ứng ra thị trường, tránh tình trạng “cháy hàng” khẩu trang.
Hàng nhái đã xuất hiện và câu chuyện xây dựng thương hiệu
Cũng vì độ hot của khẩu trang vải kháng khuẩn của Dệt Kim Đông Xuân mà trên thị trường mạng xã hội hiện nay đã xuất hiện rao bán hàng giả và bán giá thấp hơn (dùng vải dệt kim bình thường, không có chất kháng khuẩn).
Nhân câu chuyện này, bàn tới việc Xây dựng thương hiệu mạnh cho ngành Dệt May Việt Nam, đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng yêu cầu ngành Dệt May Việt Nam mạnh dạn đầu tư đúng tầm và trúng hướng nhắm tới thị trường gần 100 triệu dân trong nước. Chủ động chuyển hình thức gia công sang giá trị gia tăng và phấn đấu vào năm 2030 Dệt May Việt Nam có ít nhất 30 thương hiệu mạnh sánh ngang tầm thế giới.
Vậy tranh thủ cơ hội này liệu Dệt Kim Đông Xuân có thể xây dựng được thương hiệu mạnh sánh ngang tầm thế giới được chăng?
Trao đổi việc này với ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam thì được biết, Đây là ý gợi mở để Dệt Kim Đông Xuân có hướng phát triển. Tại thời điển này, việc phòng chống dịch bệnh virut corona đang diến bến khó lường như hiện nay, Với trách nhiệm xã hộ đã cam kết với Chính phủ trong việc bình ổn giá mặt hàng khẩu trang, lãnh đạo Vinatex đang rốt ráo tập trung chỉ đạo các đơn vị thành viên tính toán lại hoạt động SXKD, dành 1 số chuyền may chuyên để sản xuất khẩu trang cung ứng ra thị trường, tránh tình trạng “cháy hàng” khẩu trang. Còn việc xây dựng thương hiệu mạnh cho Dệt Kim Đông Xuân sẽ được bàn bạc cụ thể sau.
Thương hiệu Dệt kim Đông Xuân đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước gần 60 năm phát triển. Đặc biệt là thị trường tiêu dùng của người Nhật, họ đã tin dùng sản phảm dệt may có xuất xứ từ Dệt Kim Đông Xuân trong mấy chục năm qua, các đồ lót và khẩu trang họ cực ưu chuộng vì độ an toàn kháng khuẩn của dòng vải này. Tuy nhiên để có thể xây dựng Thương hiệu Dệt kim Đông Xuân có thể trở thành thương hiệu mạnh tầm quốc tế mang lại giá trị lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì theo các chuyên gia nghiên cứu về phát triển thương hiệu, đây sẽ là một bài toán mở cho Lãnh đạo ngành Dệt May Việt nam cần nghiên cứu và chớp lấy thời cơ thuận lợi này.