Giảm nhựa dùng một lần tại trung tâm thương mại, siêu thị: Truyền thông hiệu quả đồng thời thúc đẩy các giải pháp thay thế
10/09/2024 lúc 11:00 (GMT)

Giảm nhựa dùng một lần tại trung tâm thương mại, siêu thị: Truyền thông hiệu quả đồng thời thúc đẩy các giải pháp thay thế

giảm nhựa dùng một lần

Sự kiện thuộc khuôn khổ Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” (Dự án được chủ trì bởi Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thực hiện bởi WWF - Việt Nam và các đối tác địa phương) và Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam, đồng sáng lập bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

giảm nhựa dùng một lần

Năm 2024, tại Việt Nam, “Ngày quốc tế Không sử dụng Túi ni-lông” được diễn ra từ ngày 29/6 đến ngày 3/7/2024. Hoạt động này được thiết kế nhằm thúc đẩy nỗ lực của Liên minh các nhà bán lẻ giảm tiêu thụ túi ni-lông (được thành lập năm 2021 trong khuôn khổ Dự án “Sáng kiến thành lập liên minh siêu thị nhằm giảm thiểu tiêu thụ túi ni-lông dùng một lần tại Việt Nam”), góp phần vào quá trình thay đổi hành vi của khách hàng tiêu dùng văn minh để bảo vệ môi trường.

Với thông điệp “Bớt túi ni-lông thêm nhiều mầm sống” năm 2024, “Ngày quốc tế Không sử dụng Túi ni-lông” có sự phối hợp tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức như Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), Quỹ Vì tầm vóc Việt, Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương.

Đặc biệt phải kể đến là sự tiên phong, tích cực hưởng ứng tham gia của khối các doanh nghiệp bán lẻ, như: Hệ thống siêu thị LOTTE Mart, Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON Việt Nam (trên toàn quốc); TH true mart (10 của hàng), Big C Thăng Long, Trung tâm MM Mega Market Việt Nam tại Hà Nội; cũng như hệ thống Co.op Mart tại Phú Yên, Kiên Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và hệ thống siêu thị GO!, Trung tâm Thương mại Hòa Thọ tại Thành phố Đà Nẵng,…

ngày không tui tại siêu thị
không túi tại aeon
tại TH
tại Lotte
tổng kết hoạt động tại siêu thị

Cụ thể, các thành viên tích cực của Liên minh các nhà bán lẻ giảm túi ni-lông đã tiếp tục triển khai nhiều hoạt động giảm túi ni-lông và nhựa dùng một lần. Điển hình như LOTTE Mart, triển khai chương trình tặng túi thân thiện với môi trường cho khách hàng trên toàn hệ thống, mục tiêu thay đổi nhận thức và hành vi của khách hàng. Central Retail truyền thông về lợi ích của việc sử dụng túi thân thiện với môi trường, vận động khách hàng sử dụng thùng carton để đựng và đóng hàng; đào tạo nhân viên thu ngân tư vấn cho khách hàng trong quá trình thanh toán; đặt chỉ tiêu thưởng cho thu ngân có số lượng bán túi Lohas/GO nhiều nhất trong tháng,... AEON Việt Nam nỗ lực mở rộng phạm vi áp dụng của chương trình Ngày không túi ni-lông ra toàn bộ các trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị trong hệ thống trên toàn quốc vào mỗi thứ hai đầu tiên của tháng tại các quầy thanh toán nhanh - không tiền mặt.

 

tổng kết ngay k túi ni lông
chi phí chuyển đổi

Chia sẻ về hoạt động “Ngày không sử dụng túi ni lông” năm 2024, đại diện AEON cho biết đã gặp phải một vài thách thức, như: việc nhận thức của cộng đồng về tác hại của túi ni-lông chưa cao, chi phí chênh lệch cao khi chuyển đổi vật dụng nhựa sang các chất liệu thân thiện môi trường (Doanh nghiệp đã phải hỗ trợ khách hàng chuyển đổi hành vi bằng cách tặng túi khi tham gia chương trình; Truyền thông chương trình rộng rãi hơn bằng cách cho các bạn cashier đội nón với thông điệp của chương trình…).

hoạt động không túi
các hoạt động ngày không túi
hoạt động ngày không túi ni lông
ảnh ngày không túi ni lông
tham gia ngày không túi

Còn theo đại diện Tập đoàn TH cho biết, đa phần khách hàng vẫn có thói quen, hoặc có khi vì mục đích mua sắm nhanh, gấp, vội, nên không kịp chuẩn bị túi; Các hoạt động truyền thông về phát triển bền vững nói chung và giảm thiểu rác thải nhựa nói riêng đang chưa tính đến việc tiếp cận từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Do đó, những nhóm khách hàng Gen Z hay người lớn tuổi ít tiếp xúc mạng xã hội… đang chưa tiếp cận được các thông tin, các giải pháp, các chương trình khuyến mãi khuyến khích giảm sử dụng nhựa 1 lần. Đại diện Tập đoàn TH đề xuất, cần bổ sung thêm các chương trình tặng túi vải mua sắm để người tiêu dùng tiện lợi hơn với lối sống xanh mỗi ngày; truyền thông về lĩnh vực này cần đa dạng, tích cực và đa chiều với các hướng tiếp cận khác nhau tới từng tệp/nhóm khách hàng cụ thể…

Thêm một khó khăn là các chiến dịch nâng cao nhận thức, khuyến khích cộng đồng/khách hàng không sử dụng túi ni-lông một lần đa phần đều đang là những chiến dịch ngắn ngày. Dù những chiến dịch này đã góp phần tạo nên hiệu ứng tích cực, tuy nhiên, rất cần sự chung tay từ nhiều cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp một cách bền bỉ, nhằm tạo nên văn hóa và thói quen mua sắm không túi ni-lông cho người tiêu dùng,…

quy định về nhựa dùng một lần

Tại Quyết định số 1316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025: Sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương… Bên cạnh đó tại Nghị định 08 - hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường đã quy định, bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch (trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học), điều này cho thấy thời điểm cấm lưu hành sản phẩm túi dùng 1 lần đã gần kề.

giảm nhựa dùng một lần

Thực tế không ai có thể phủ nhận sự tiện lợi của túi ni lông dùng một lần trong đời sống, vì nó đã ăn sâu vào nếp sống của người dân. Tuy nhiên, “Nghiên cứu về hiện trạng và lộ trình để giảm sử dụng túi ni-lông siêu thị và trung tâm thương mại, nghiên cứu điển hình ở Đà Nẵng và Phú Yên” của Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra thói quen này được thúc đẩy bởi việc cung cấp miễn phí khi mua sắm.

Khảo sát từ nghiên cứu này cũng cho thấy đa số người tiêu dùng đều có những hiểu biết về tác hại của túi ni lông dùng một lần với môi trường, một số đã có ý thức trong việc tái sử dụng loại túi này (nhưng cũng chủ yếu dừng lại dùng để đựng rác). Với hành vi không mang túi đựng khi đi mua sắm tiêu dùng chủ yếu là do việc phát miễn phí túi của các siêu thị, tiếp đến là sự tiện lợi, khiến nhiều người tiêu dùng dù có túi đựng nhiều lần cũng không mang đi khi mua sắm, tiêu dùng… Theo đó, nghiên cứu này đưa ra đề xuất thu phí đối với túi ni lông sẽ có tác dụng thay đổi hành vi dùng túi ni lông của khách hàng.

Nghị định 08 đã trao quyền rất mạnh cho các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, mặc dù đã cận kề thời điểm cấm sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch (trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học) ngoài các kế hoạch hành động, hầu như vẫn chưa có địa phương nào ban hành quy định về việc các siêu thị không được cung cấp miễn phí túi ni lông dùng 1 lần khó phân hủy sinh học. Điều này cho thấy các địa phương có vai trò rất lớn, mang tính quyết định trong việc đưa ra các quy định để các nhà bán lẻ triển khai thực hiện tại địa bàn, nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ rác nhựa mà cụ thể ở đây là túi ni lông dùng một lần, nhựa khó phân hủy sinh học…

 

giảm nhựa dùng một lần

Tại sự kiện gần đây bàn về quản lý chất thải nhựa, ông Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có bước tiến lớn về chính sách pháp luật về BVMT từ ứng phó sang chủ động kiểm soát ô nhiễm; nhiều chính sách pháp luật đã dần dần tiếp cận được với thông lệ, các quy định, cơ chế mà quốc tế hiện nay đang triển khai như các quy định cụ thể về kinh tế tuần hoàn, cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất), cơ chế quản lý chất thải, phân loại tại nguồn,…

giảm nhựa dùng một lần

Ông Nguyễn Trung Thắng viện dẫn, tại Khoản 4, Điều 64 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường đã quy định, UBND cấp tỉnh ban hành quy định và tổ chức triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa; bảo đảm sau sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch (trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học).

Tuy nhiên, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhưng chưa có các quy định, chế tài xử phạt địa phương, doanh nghiệp khi họ không thực hiện quy định quản lý chất thải nhựa. Ngoài ra, vẫn đang thiếu các quy định về tỷ lệ tái chế trong các bao bì, chưa có đầy đủ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn sản phẩm tái chế nhựa, quy định chi tiết về thiết kế sinh thái…

Trong thực tế, từ năm 2010, túi ni lông, bao bì nhựa đã được đưa vào danh mục đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội và thúc đẩy thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng. Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Tài nguyên và môi trường, việc thiếu các cơ chế thuế, phí áp dụng cho các sản phẩm nhựa dùng 1 lần (để nâng giá thành các sản phẩm này) phần nào khiến cho nhóm các sản phẩm thân thiện môi trường khó cạnh tranh và tiếp cận thị trường. Nhiều doanh nghiệp phản ánh đang rất khó tiếp cận với các cơ chế ưu đãi hỗ trợ cho nhóm sản phẩm thân thiện môi trường (thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng 1 lần); đồng thời Danh mục phân loại xanh hiện vẫn chưa được phê duyệt đã phần nào ảnh hưởng đến động lực phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường…

Trong một phiên thảo luận gần đây về giảm thiểu túi ni lông, nhựa dùng một lần đại diện Buyo Bioplastics - doanh nghiệp cung cấp giải pháp thay thế sản phẩm nhựa dùng 1 lần khó phân hủy từ bã bia và phế phẩm nông nghiệp đã chia sẻ cần sự đồng hành, tạo cơ hội cho các giải pháp mới thay thế (sản phẩm nhựa dùng 1 lần) đi nhanh hơn, quy mô lớn hơn của các doanh nghiệp bán lẻ là khu vực có thể chi phối, kết nối, định hướng và có tầm ảnh hưởng với thị trường và hành vi người tiêu dùng…

Buyo Bioplastics đồng thời cho biết một khía cạnh cũng rất quan trọng là vấn đề chính sách theo doanh nghiệp hiện tại chủ yếu hướng ra thi trường nước ngoài là bởi chính sách bởi hiện ở nước ngoài Mỹ và EU đang đưa ra chính sách thuận lợi tạo điều kiện cho các giải pháp mới (như giải pháp thay thế sản phẩm nhựa dùng 1 lần khó phân hủy của Buyo) có thể thương mại hóa và có thể cạnh tranh được, tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có đòn bẩy chính sách này, nên theo doanh nghiệp, nếu chỉ đơn thuần cạnh tranh về giá cũng đã là thách thức cho doanh nghiệp trên thị trường.

Buyo cũng đưa ra ví dụ như ở châu Âu có Quy định về bao bì và chất thải bao bì (PPWR - Packaging and Packaging Waste Regulation) quy định đến năm 2030, hàm lượng tái chế đối với nhựa PET là 50% và với các nhựa khác là 25% đối với chai nước uống là 65%... Đến năm 2030 và 2040, bao bì nhựa phải kết hợp với vật liệu tái chế, góp phần vào nền kinh tế tuần hoàn… Mới nhất tháng 11 năm 2023, châu Âu quy định hàm lượng biobased (sinh học) tức hàm lượng đi từ nguồn gốc hữu cơ cũng sẽ trở thành hàm lượng bắt buộc như quy định về tỷ lệ tái chế và nếu sản phẩm được làm từ biobased sẽ được miễn trừ khỏi quy định về tái chế.

giảm nhựa dùng một lần

Bà Hạnh cho biết thêm Hay nnhư tại Mỹ, Liên minh các hãng tiêu dùng lớn nhất của nước này đưa ra cam kết 47,7 trong tất cả các loại nhựa sử dụng đều phải là nhựa tái chế hoặc là nhựa có thể phân hủy sinh học và hàm lượng biobased trong sản phẩm chế thì phải đạt từ 9,4 - 9,7%, đồng thời cấm tuyệt đối các loại không phân hủy sinh học được, họ cũng có thuế (plastics tax) với nhựa sử dụng 1 lần.

giảm nhựa dùng một lần

Nhiều ý kiến tại Tọa đàm cho rằng truyền thông về Chiến dịch “Ngày không sử dụng túi ni lông” không chỉ là phong trào khẩu hiện chỉ là câu mà đích đến là thay đổi hành vi, câu chuyện truyền thông cần được gắn với các quy định chính sách của Nhà nước để có sự kết hợp về cơ chế vừa là “cây gậy” vừa là “củ cà rốt”, tức là bên cạnh các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy thay đổi nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng đi kèm với đó là các chính sách đồng hành kèm tạo ra sức ép để giúp cho người dân, doanh nghiệp nhận thức được việc thay đổi hành vi giảm thiểu rác nhựa là tất yếu.

Ví dụ như về lộ trình đến năm 2025, các siêu thị không sử dụng túi ni lông dùng 1 lần khó phân hủy chuyển sang sử dụng túi ni lông có thể phân hủy, thân thiện môi trường… cần được lồng ghép vào trong các kế hoạch truyền thông đồng thời nên có sự chủ trì, đồng hành của các cơ quan nhà nước, điều này khiến các chiến dịch sẽ huy động được nguồn lực nhiều hơn, lan tỏa nhiều hơn, tạo sự đồng bộ và công bằng cho các doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, khi Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa được thông qua thì Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật bao gồm các chính sách với sản xuất sản phẩm nhựa nguyên sinh, các loại phụ gia, hóa chất độc hại trong các sản phẩm nhựa, vi nhựa, các loại nhựa có vấn đề hoặc không cần thiết.

giảm nhựa dùng một lần
giảm nhựa dùng một lần
giảm nhựa dùng một lần

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí