Trong bối cảnh kinh tế và môi trường ngày càng đặt ra nhiều thách thức, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành Than trở thành một giải pháp tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã không ngừng đổi mới, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, tối ưu hóa khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.oa học công nghệ đã và đang trở thành chìa khóa để ngành Than Việt Nam nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chứng minh vai trò của khoa học công nghệ trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh bền vững, đáp ứng các mục tiêu phát triển lâu dài.
Nhờ áp dụng khoa học công nghệ, ngành Than không chỉ đạt được các chỉ tiêu sản xuất ấn tượng mà còn từng bước đổi mới trong công tác bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm.
Khoa học công nghệ đã và đang trở thành chìa khóa để ngành Than Việt Nam nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã chứng minh vai trò của khoa học công nghệ trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh bền vững, đáp ứng các mục tiêu phát triển lâu dài.
Nhờ áp dụng khoa học công nghệ, ngành Than không chỉ đạt được các chỉ tiêu sản xuất ấn tượng mà còn từng bước đổi mới trong công tác bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm.
Trong những năm qua, nhiều công trình ứng dụng khoa học công nghệ đã được triển khai thành công trong ngành Than, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc.
Tại các mỏ than hầm lò, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ khai thác hiện đại đã đổi mới diện mạo của ngành than. Từ chỗ khai thác bằng công nghệ cũ, kém hiệu quả, những năm gần đây, các mỏ hầm lò của TKV đã đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa vào các công đoạn sản xuất và đào lò.
Bên cạnh việc đầu tư hiện đại hóa các lò giếng đứng ở các mỏ Mông Dương, Núi Béo, Hà Lầm, Hạ Long được coi là “át chủ bài” của ngành than trong mục tiêu phấn đấu xây dựng mỏ hầm lò hiện đại, ít người, việc không ngừng tìm tòi, áp dụng công nghệ khai thác mới ở những vị trí địa chất phức tạp cũng được TKV nhận định là giải pháp cần thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh ngày một xuống sâu.
Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp ngành than nâng cao năng lực khai thác và quản lý sản xuất. Nhiều đơn vị trực thuộc TKV đã tiên phong ứng dụng công nghệ tiên tiến để đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Tháng 10/2024, Công ty Than Dương Huy đã khánh thành và đưa vào hoạt động Lò chợ cơ giới hóa đồng bộ TT-10-11/Vỉa 10 Khu Trung tâm. Đây là lò chợ đầu tiên thuộc phương án khai thác phân tầng mức dưới -100 lò giếng mỏ Than Khe Tam. Công trình này đã mang lại những lợi ích quan trọng.
Đây là công trình chuyển diện khi Phân xưởng Khai thác CGH01 kết thúc diện khai thác tại lò chợ CGH N-6-12/Vỉa 6 khu Nam. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Giám đốc, các phòng chuyên môn, sự tham gia tích cực của các đơn vị đào lò, vận tải lò trong công tác chuẩn bị, khai thông, vận chuyển và lắp đặt thiết bị, công trình đã hoàn thành đảm bảo tiến độ và tuyệt đối an toàn.
Lò chợ đã được khai thác vận hành chạy thử bằng công nghệ cơ giới hóa đồng bộ hạng trung từ cuối tháng 9/2024, đến thời điểm hiện tại đã ra than ổn định, trung bình đạt 2.500 tấn/ngày.
Trong tình hình hiện nay, khi các diện khai thác từ mức +38/-100 của Công ty hầu hết đều đang ở khu vực biên giới ruộng mỏ với điều kiện địa chất biến động phức tạp và dần kết thúc, việc khánh thành và đưa vào khai thác lò chợ đầu tiên dưới tầng -100 sẽ đóng góp một phần sản lượng đáng kể để Than Dương Huy đạt được công suất thiết kế mỏ 2,5 triệu tấn than hầm lò trong năm 2024.
Với ý nghĩa đó, Lò chợ cơ giới hóa đồng bộ TT-10-11/Vỉa 10 Khu Trung tâm được coi là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình mở mỏ xuống dưới mức -250, khẳng định sự phát triển lâu dài, bền vững, ổn định của Than Dương Huy.
Công trình không chỉ thể hiện sự đầu tư nghiêm túc vào công nghệ mà còn khẳng định hướng đi đúng đắn của ngành than trong việc tối ưu hóa hoạt động sản xuất, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định và lâu dài, đưa Than Dương Huy trở thành mỏ khai thác than hầm lò lớn nhất Vùng than Cẩm Phả.
Ngoài ra, Công ty đã thực hiện tự động hóa điều khiển tập trung các tuyến băng tải, dây chuyển thiết bị sàng tuyển... đảm bảo an toàn cho người vận hành, giảm 15% thời gian vận hành không tải của các băng tải từ đó tiết kiệm điện năng, giảm thời gian sự cố, giảm chi phí sửa chữa thường xuyên và nâng cao tuổi thọ thiết bị, giảm nhân lực vận hành.
Hệ thống camera giám sát sử dụng 100% là camera IP được lắp đặt đầy đủ tại các vị trí cần thiết trong và ngoài lò; hệ thống trạm cân ô tô, cân băng tải, kiểm soát người ra vào lò; ứng dụng phần mềm ca lệnh sản xuất - chia lương... là những giải pháp cơ bản mà Than Dương Huy đang triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực trong lĩnh vực quản lý và điều hành sản xuất.
Trong giai đoạn 2021 - 2023, Công ty Than Dương Huy đã đổi mới mạnh mẽ công nghệ theo chiến lược về đổi mới công nghệ và cơ giới hóa trong quản lý và hoạt động khai thác than hầm lò đi vào thực tiễn, từng bước tiến tới triển khai thực hiện “số hóa” các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Đề án Chuyển đổi số của Tập đoàn TKV. Những sáng kiến này không chỉ thể hiện sự tiến bộ trong tư duy kỹ thuật mà còn góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất một cách rõ rệt.
Những năm qua, ngành Than đã có nhiều sáng kiến, giải pháp, đầu tư các công nghệ cơ giới hóa để cải thiện điều kiện làm việc cho thợ mỏ. Trong đó, đã có không ít sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc cho thợ lò được ứng dụng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với sáng kiến “Nghiên cứu, chỉ đạo lập biện pháp và chỉ đạo thi công khấu vượt phay lò chợ cơ giới hóa 7-3.1 vỉa 7 công suất 1,2 triệu tấn/năm đảm bảo an toàn, hoàn thành kế hoạch sản lượng TKV giao”, anh Phạm Thành Công, Trưởng phòng Kỹ thuật Công nghệ mỏ, Công ty CP Than Hà Lầm (TKV) đã làm lợi cho Công ty hơn 33,6 tỷ đồng. Sáng kiến này đã được lãnh đạo Công ty đánh giá cao về tính thực tiễn, đặc biệt có thể áp dụng đối với các lò chợ cơ giới hóa trong Công ty cũng như trong Tập đoàn khi lò chợ gặp phay phá, cắt đá. Đây cũng là giải pháp lần đầu áp dụng để khấu lò chợ cơ giới hóa khống chế độ dốc theo phương tại Công ty cũng như trong toàn Tập đoàn.
Đến hết năm 2020, sau khi thực hiện khấu lò chợ cơ giới hóa 7-3.1 khu I vỉa 7 vượt phay theo phương án, lò chợ đã giảm cắt đá, chiều dài cắt đá còn lại theo hướng dốc lò chợ 30m, chiều cao cắt đá 0,2-1,2m. Sản lượng than tăng dần, kết thúc năm 2020 đạt 858.000/738.000 tấn than, tăng 120.000 tấn so với dự kiến.
Bình quân mỗi năm anh Phạm Thành Công có khoảng 10 sáng kiến chủ yếu áp dụng lĩnh vực cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giúp tăng năng suất, tiết giảm chi phí và hợp lý hóa sản xuất. Với những đóng góp tích cực cho doanh nghiệp và ngành Than, cũng như góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập cho người lao động, anh Phạm Thành Công đã được UBND tỉnh tặng bằng khen, Bằng Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Huy hiệu thợ mỏ vẻ vang.
Ngoài khai thác, TKV còn ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực khác:
Quản lý môi trường: Các hệ thống quan trắc tự động và xử lý nước thải được triển khai tại tất cả các mỏ khai thác.
Tối ưu hóa vận hành: Các thiết bị tự động hóa như giàn chống, tời cáp treo, băng tải hiện đại giúp cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất.
Những ứng dụng này không chỉ giúp ngành than tối ưu hóa chi phí mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Thời gian tới, TKV sẽ tiếp tục thăm dò bổ sung các khu vực có khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hóa để nâng cấp mức độ tin cậy trong khai thác tài nguyên. Tăng cường nội địa hóa nhằm chủ động nguồn vật tư thay thế, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cao của công nghệ cơ giới hóa đồng bộ.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành than đã và đang tạo ra những bước tiến vượt bậc, từ nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường đến thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành. Đây chính là chìa khóa để ngành Than Việt Nam tiếp tục phát triển và góp phần quan trọng vào kinh tế Quốc gia.
Bài: Thái Dương
Ảnh: Ngành Than
Thiết kế: Link