Xác định lộ trình và cách thức chuyển đổi ứng phó với biến đổi khí hậu
05/11/2023 lúc 11:15 (GMT)

Xác định lộ trình và cách thức chuyển đổi ứng phó với biến đổi khí hậu

 

Cam kết quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu, trước đây chỉ là đơn thuần là vấn đề biến đổi khí hậu, còn bây giờ liên quan đến vấn đề về phát triển kinh tế, đặc biệt là  hoạt động sản xuất và xuất  khẩu.

 

biến đổi khí hậu
tit xen 1

Chính vì thế, các cam kết quốc tế như cam kết về giảm phát thải dòng bằng 0, cam kết về giảm phát thải metan toàn cầu hay là cam kết liên quan đến chấm dứt tình trạng phá rừng điều này sẽ  ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của Việt Nam.

Cụ thể như cam kết liên quan đến phát thải ròng bằng 0 thì trong đó một số thị trường lớn như là thị trường của Châu Âu đã đề cập đến những quy định liên quan đến dấu vết carbon hay là chuyển dịch năng lượng.

dệt may việt nam
Ngành Dệt May của Việt Nam trong thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng rất nhiều do các đơn hàng dịch chuyển sang một quốc gia khác nơi mà đã thực hiện chuyển dịch năng lượng.

Có thể thấy rõ rằng, đối với ngành dệt may của Việt Nam trong thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng rất nhiều do các đơn hàng dịch chuyển sang một quốc gia khác, cũng một quốc gia đang phát triển nhưng mà họ đã chuyển dịch năng lượng theo hướng là năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và ít phát thải hơn, đó là Bangladesh. Cho nên rất nhiều đơn hàng về dệt may thay vì sản xuất ở Việt Nam thì đã chuyển sang Bangladesh - nơi mà đã thực hiện chuyển dịch năng lượng.

Một ví dụ khác liên quan đến cam kết vừa bảo tồn đa dạng sinh học vừa hạn chế phá rừng thì cũng nâng cao khả năng hấp thụ của các hệ sinh thái rừng, chính vì thế cam kết tại COP 26 liên quan đến chấm dứt tình trạng phá rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên thì điều này cũng sẽ ảnh hưởng, đặc biệt là Việt Nam - một quốc gia có lượng cà phê cũng như ca cao xuất khẩu rất nhiều. Mặc dù Việt Nam đã có những quy định cấm phá.

phan bon
xi măng
sắt xây dựng
thép xây dựng

Đối với cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới CBAM của Liên minh châu Âu, trước mắt sẽ có 5 mặt hàng chính, trong đó có những mặt hàng liên quan đến phân bón, xi măng, sắt, thép,… những mặt hàng đấy sẽ bị điều chỉnh về carbon và đánh thuế carbon,… thì chính vì thế nên doanh nghiệp sản xuất khi muốn tham gia vào xuất khẩu thị trường carbon thì cần có những biện pháp.

Cụ thể là đánh giá về phát thải kính nhà kính cũng như là sẽ phải chuyển hướng sản xuất theo hướng ít phát thải hay là phát thải carbon thấp để đáp ứng được những yêu cầu mà thị trường nhập khẩu đúng hơn là thị trường Châu Âu và một số quốc gia khác đặt ra. Rõ ràng là những cam kết quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam, khi mà định hướng về xuất khẩu.

thủ tướng
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26). (Ảnh: TTXVN)

Trước bối cảnh đấy thì Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách quan trọng, đặc biệt là cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 tại COP 26 và sau đấy là Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến 2050 cũng đã đề ra những mục tiêu về giảm phát thải và cũng như là trong phần đầu giới thiệu liên quan đến Đề án để thực hiện cam kết tại COP 26 nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện COP cũng đã được đề ra.

Tuy nhiên, những giải pháp này thì đang mang tính chất định hướng của tầm quốc gia, thì trong thời gian tới việc truyền thông, cũng như là thông tin đến các doanh nghiệp là rất cần thiết, để các doanh nghiệp biết rằng biến đổi khí hậu vừa tạo ra thách thức nhưng mà đồng thời cũng sẽ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp.

tít xen 2
chuyển dịch năng lượng

Đối với từng doanh nghiệp cần xác định cho những ưu tiên cũng như là yêu cầu riêng của đơn vị mình.Ví dụ doanh nghiệp sản xuất tiêu hao, tiêu sử dụng năng lượng nhiều thì lộ trình, chuyển hướng chuyển dịch năng lượng theo hướng vừa sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng vừa chuyển đổi nguồn năng lượng sử dụng.

Chẳng hạn từ điện có nguồn từ nhiệt điện than hay là nguồn nhiệt điện và phát thải lớn sang nguồn năng lượng tái tạo để mà giảm dấu chân carbon đối với sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất thì đó là một trong những chiến lược đối với doanh nghiệp mà mang tính chất sử dụng nhiều năng lượng và thứ hai nữa hướng đến xuất khẩu thì giảm được dấu chân carbon như là một tấm hộ chiếu hay là một cái chứng nhận để tiếp cận được với thị trường quốc tế, đặc biệt là những thị trường mà đã yêu cầu tính toán về phát thải, dấu chân carbon cho từng sản phẩm.

xang dau nhà bè
Petrolimex đang nghiên cứu xây dựng chiến lược chuyển dịch sang kinh doanh các sản phẩm năng lượng xanh - sạch hướng tới giảm phát thải carbon

Đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước và đặc biệt là doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp sản xuất tiêu dùng năng lượng nhiều nhưng mà lại ở tại các khu vực dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu hay là khu vực rủi ro với tác động của thời tiết cực đoan cũng như là tính cực đoan của khí hậu.

Ví dụ như là thường xuyên bị mưa lũ hay là bão hay cũng có thể là nắng nóng thì việc mà chuyển đổi các mô hình sản xuất, quy trình sản xuất cũng như là xây dựng cơ sở như nhà xưởng hay là các thiết kế, các mô-đun các nhà xưởng để làm sao có thể dễ dàng thích ứng được với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đó là định hướng mà doanh nghiệp cần hướng đến.

lúa gạo
cà phê

Các doanh nghiệp liên quan đến chuỗi nông sản, đặc biệt là lúa gạo hay là cà phê, ca cao thì những doanh nghiệp này cần phải có chuyển dịch, cần cập nhật những yêu cầu của thị trường, liên quan đến cam kết về chấm dứt nạn phá rừng, cần phải xem hoạt động sản xuất của mình, vùng nguyên liệu của mình có nằm trong khu vực có thể xuất hiện tình trạng phá rừng hay không, để từ đấy đảm bảo rằng những hồ sơ hay là các thông tin về sản phẩm hay vùng nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp của mình, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của các thị trường quốc tế.

Chính vì thế, đối với từng loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và các khu vực, vị trí mà doanh nghiệp hoạt động cần có những định hướng về ứng phó biến đổi khí hậu khác nhau, để làm sao vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời cũng đáp ứng được các yêu cầu, quy định của trong nước cũng như là của quốc tế.

tít xen 3
điện gió bạc liêu

Trong giai đoạn này Chính phủ, Nhà nước cần có những trợ lực cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin, đặc biệt là các cơ chế, chính sách mang tính chất toàn cầu, điều chỉnh và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là giai đoạn đầu khi mà thực hiện các quy định bắt buộc về kiểm kê phát thải kế nhà kính cũng như là các giải pháp về giảm phát thải. Theo đó thì cần có hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính, phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp hay của cơ sở đấy để họ biết rằng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình ở giai đoạn nào, khâu nào là phát thải nhiều để từ đấy có những giải pháp để mà giảm phát thải.

Thứ ba, Nhà nước cũng cần có những cơ chế và khuyến khích, đặc biệt là khuyến khích áp dụng các mô hình phát triển kinh tế carbon thấp hay là những mô hình kinh doanh ít phát thải để cho doanh nghiệp hiểu được và có khả năng vừa phát triển phát triển kinh tế, vừa giảm phát thải kinh tế kính, vừa thích ứng với những tác động biến đổi khí hậu có thể thực hiện được.

Thứ tư, trong thời điểm hiện nay để trợ lực cho doanh nghiệp thì cần có những ưu đãi về thuế đối với những hàng hóa hoặc là dịch vụ được sản xuất theo phương thức hoặc là hình thức là carbon thấp hoặc là ít phát thải.

điện mặt trời

           

          

Bài: Lan Anh
Trình bày: Duy Kiên - Xuân An

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí