
Một trong những giải pháp được đánh giá cao hiện nay là sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây lúa mô hình đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt tại nhiều địa phương, đặc biệt phù hợp để nhân rộng trong vụ mùa (hè thu) 2025.
Hiệu quả thực tiễn từ các mô hình trình diễn
Tại xã Lâm Trung Thủy (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp cùng Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển tổ chức mô hình trình diễn và hội thảo đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả phân bón NPK Văn Điển trên giống lúa Bắc Thịnh trong vụ xuân 2025. Kết quả ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực: cây lúa sinh trưởng khỏe, lá xanh bền, bộ rễ phát triển sâu và khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Đặc biệt, ruộng bón phân Văn Điển chỉ nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, trong khi ruộng đối chứng nhiễm nặng khô vằn, rầy nâu và sâu đục thân.
Về sinh trưởng, tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu tăng 10-15% so với ruộng thông thường; số hạt chắc/bông cao hơn (130 hạt so với 128 hạt). Những con số này tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn về năng suất và chất lượng hạt lúa.
Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Ngọc Hân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đức Thọ nhấn mạnh: “Sản phẩm NPK Văn Điển không chỉ giàu thành phần đa lượng mà còn bổ sung đầy đủ trung, vi lượng như Mg, Ca, Si… giúp cây lúa phát triển cân đối, tăng sức đề kháng và năng suất ổn định. Địa phương rất mong được tiếp tục phối hợp để mở rộng mô hình, giúp nông dân tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả canh tác.”
Một mô hình khác cũng được triển khai tại xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ) trên giống Khang Dân 18, áp dụng công thức bón phân hợp lý: 25kg/sào NPK 5.10.3 cho bón lót và 8-10kg/sào NPK 13.3.10 cho bón thúc. Hướng dẫn kỹ thuật cũng được chú trọng: phân lót nên rải trước khi bừa cấy hoặc ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục và bùn còn lỏng để tránh mất phân. Phân thúc đẻ nhánh cần bón sớm, sau cấy 5-10 ngày, khi lúa bắt đầu phát triển rễ trắng và lá non. Với các giống nếp cao cây, dễ đổ ngã, có thể bổ sung 2-3kg kali/sào ở giai đoạn phân hóa đòng.
Kết quả mô hình cho thấy năng suất đạt 6,4 tấn/ha, tăng hơn 12% so với ruộng đối chứng, lúa ít sâu bệnh, tỷ lệ hạt lép thấp, chất lượng gạo thơm ngon và dôi gạo.
Giải pháp bền vững cho vụ mùa 2025
Vụ mùa (hay còn gọi là vụ hè thu) thường đối mặt với thời tiết bất lợi như nắng nóng xen kẽ mưa lớn, dễ phát sinh sâu bệnh. Việc sử dụng phân bón NPK Văn Điển với thành phần đầy đủ đa, trung và vi lượng như Mg, Ca, Si, Zn, Mn… là lựa chọn hợp lý, giúp cây lúa phát triển cân đối, giữ màu lá lâu, trổ bông đồng đều, hạn chế đổ ngã và tăng khả năng kháng bệnh.
Điểm nổi bật của phân NPK Văn Điển là phân chậm tan, không bị rửa trôi khi gặp mưa lớn và không làm chua đất. Nhờ vậy, nông dân không chỉ tiết kiệm chi phí phân bón mà còn cải thiện độ phì nhiêu của đất canh tác, tạo tiền đề cho mùa vụ sau.

Các công thức phân được khuyến nghị áp dụng trong vụ mùa 2025 gồm: Bón lót: NPK 5.10.3 hoặc 6.8.4 giàu lân, giúp kích thích phát triển bộ rễ; Bón thúc: NPK 12.5.10 hoặc 13.3.10 giúp phát triển thân, lá, tăng đẻ nhánh, tạo nhiều bông chắc.
Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển cam kết tiếp tục đồng hành cùng nông dân và các địa phương trong việc chuyển giao kỹ thuật, cung cấp sản phẩm chất lượng và hỗ trợ mở rộng mô hình sang các vùng trọng điểm sản xuất lúa tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Ngoài cây lúa, Công ty cũng đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phân bón đa yếu tố cho các loại cây trồng chủ lực khác như ngô, chè, rau màu và cây ăn quả.
Thực tế tại các tỉnh như Thạch Hà (Hà Tĩnh), Ý Yên (Nam Định) và Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng đã cho thấy hiệu quả tích cực khi áp dụng phân NPK Văn Điển: năng suất tăng 8-15%, sâu bệnh giảm rõ rệt, đồng thời cải tạo được đất sau nhiều năm canh tác.
Việc nhân rộng mô hình bón phân NPK Văn Điển không chỉ mang lại hiệu quả tức thời về năng suất và chất lượng gạo mà còn góp phần quan trọng trong xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, thân thiện với môi trường. Mô hình này phù hợp với định hướng sản xuất nông nghiệp xanh, tuần hoàn, giảm phát thải và nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét.