Tham dự và cắt băng khai mạc Triểm lãm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho rằng, Triển lãm lần này, ngoài những nét truyền thống, thu hút mọi người đến tham dự, các doanh nghiệp tham gia tìm kiếm cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại, ban tổ chức đã thiết kế và bố trí các gian hàng có nhiều nét mới, có chủ đề nêu bật được nội dung hội nhập đa chiều trong mục tiêu phát triển của toàn ngành.
Song song với sự kiện Triển lãm, ban Tổ chức còn kết hợp các buổi biểu diễn thời trang và 2 hội thảo trong khuôn khổ Hội nghị Thời trang châu Á (AFF) với có chủ đề cụ thể: “Thời trang châu Á, giá trị và sự khác biệt”, “Tọa đàm giữa các doanh nghiệp phụ trợ ngành dệt may và các nhà sản xuất, kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu”, qua đó đã phản ánh quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của ngành Thời trang Việt Nam với mục đích kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư, hình thành chuỗi cung ứng dệt may trong nước, cũng như khu vực châu Á.
Ngành Dệt may Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những công nghệ sản xuất hiện đại trên thế giới thông qua Hội chợ triển lãmPhát biểu tại lễ khai mạc,
ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS nhấn mạnh: Hội chợ lần này đánh dấu bước ngoặt
trong chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam trước cơ hội lớn mà ngành Dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại như: AEC, TPP
và FTA...
Bên cạnh các gian hàng trưng bày thiết bị, nguyên phụ liệu ngành May, còn có sự tham gia của ngành Thời trang Việt Nam cùng với một số doanh nghiệp sản xuất thời trang lớn, đại diện cho ngành dệt may Việt Nam, như: Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10, X28, Phong Phú, Hanoximex, Thảo Quyền Quý… đã giới thiệu tới khách tham quan các sản phẩm thời trang của ngành Dệt May Việt Nam mang chủ đề “Thời trang châu Á, giá trị và sự khác biệt” để phục vụ nhu cầu mặc đẹp của người dân cũng như hướng tới thị trường xuất khẩu.
Ngành Thời trang Việt Nam đang nỗ lực để hội nhập với xu thế thời trang quốc tế