Cơ quan mới được thành lập thể hiện một sự phát triển mới trong hợp tác trong lĩnh vực an toàn hạt nhân, được bắt đầu sau tai nạn tới hạn năm 1999 tại Tokai. Vào thời điểm đó, các công ty điện lực cùng với các doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp hạt nhân đã thành lập Mạng An toàn hạt nhân (Nuclear Safety Network - NSnet). Các hoạt động chính của NSnet nhằm nâng cao văn hoá an toàn của ngành công nghiệp hạt nhân, tiến hành đánh giá tổng thể, và phổ biến thông tin về an toàn hạt nhân.
Năm 2005, hoạt động này được đưa vào Viện Công nghệ hạt nhân Nhật Bản (JANTI) - Phòng Văn hóa an toàn. Việc đánh giá tổng thể đã được thực hiện định kỳ cho các thành viên của NSnet liên quan đến chu trình nhiên liệu hạt nhân của Nhật Bản. Phòng Phân tích kinh nghiệm vận hành của JANTI thu thập và phân tích thông tin kinh nghiệm vận hành, trước đây được xử lý bởi Trung tâm Thông tin hạt nhân, Viện Nghiên cứu công nghiệp điện lực trung ương (CRIEPI).
JANSI hiện được thành lập trên cơ sở của JANTI, hiện có 123 công ty thành viên. Chủ tịch Liên đoàn các công ty điện lực (FEPC) Makoto Yagi nói, mục đích của JANSI là cải thiện an toàn tại các nhà máy điện hạt nhân 'bằng cách đảm bảo thực hiện các biện pháp bao gồm cả quản lý tai nạn nghiêm trọng trên cơ sở các bài học từ vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima.'
'Với tính độc lập và sự lãnh đạo quyết liệt, JANSI sẽ thu thập và phân tích các thông tin mới nhất từ các nguồn trong nước và nước ngoài có liên quan để cải thiện an toàn, đánh giá các khía cạnh kỹ thuật của các hoạt động cải tiến an toàn của các công ty điện, và hướng dẫn hoạt động của các công ty qua tư vấn và hỗ trợ,' Yagi nói.
Ông cho biết, ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản nhằm mục đích cải thiện an toàn 'bằng cách cùng nhau giải quyết bất kỳ vấn đề nào với tinh thần giúp đỡ lẫn nhau'.
Yagi nói, Nhật Bản là nước có rất ít nguồn tài nguyên năng lượng của riêng mình và phải tìm kiếm nhiều lựa chọn năng lượng khác nhau trong khi vẫn đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng, ổn định kinh tế và bảo vệ môi trường. Điều này, ông nhấn mạnh, 'yêu cầu tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân như là một lựa chọn phát điện quan trọng với tiêu chí an toàn hạt nhân là trên hết.'
'Dựa trên các bài học kinh nghiệm từ các sự kiện trong quá khứ và với một cam kết mới cải tiến liên tục, chúng tôi sẽ không ngừng cố gắng để đạt được mức độ an toàn hạt nhân cao nhất thế giới', Yagi cho biết.
JANSI sẽ hoạt động tương tự như Viện Vận hành điện hạt nhân (Institute of Nuclear Power Operations - INPO) của Hoa Kỳ, được thành lập sau tai nạn Three Mile Island năm 1979 để chia sẻ kinh nghiệm vận hành và kiến thức an toàn giữa các công ty hạt nhân của Hoa Kỳ. Hiệp hội thế giới của các nhà vận hành hạt nhân (WANO) là tổ chức quốc tế được thành lập sau tai nạn Chernobyl 1986 cũng nhằm mục đích này.
Nhật Bản thành lập một cơ quan mới nhằm cải thiện an toàn hạt nhân
TCCT
Viện An toàn hạt nhân Nhật Bản (Japan Nuclear Safety Institute - JANSI) vừa được thành lập nhằm cải thiện tính an toàn của ngành công nghiệp hạt nhân Nhật Bản bằng cách chia sẻ kinh nghiệm vận hành và