Với mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ và thiết lập, củng cố mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nam nữ, cùng với bình đẳng giới thì bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị nghiêm cấm về bình đẳng giới trong gia đình để phát triển mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Được sự nhất trí của Đảng ủy, Lãnh đạo và Công đoàn Công ty, Ban nữ công tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình và việc làm, phòng chống bạo lực gia đình.
Tại Hội nghị, Bà Hà Thị Thanh Vân - Phó GĐ Học viện Phụ nữ Việt Nam; Ủy viên BCH TW Hội LHPNVN đã truyền đạt các nội dung cơ bản, cốt lõi về giới, giới tính, các hành vi cơ bản về bạo lực gia đình, cách phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới,…. Nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
Đảm bảo bình đẳng giới trong gia đình vì gia đình là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng một xã hội bình đẳng giới trong tương lai, trong gia đình mặc dù phụ nữ là phái yếu thì phải được che chở, bảo vệ nhưng dù là nam hay nữ cũng cần sự tôn trọng, phải lắng nghe suy nghĩ của đối phương chia sẻ.
Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng, là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng giới, được hành động bình đẳng là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
Qua buổi tuyên truyền đã giúp cho Nữ CBCNV hiểu hơn về vai trò, trách nhiệm của mình và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, từng bước thu hẹp khoảng cách giới, bảo đảm bình đẳng giới một cách thực chất giữa nam và nữ tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng.
Để thực hiện bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong gia đình nói riêng thì gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hoá dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc.