Phân bón Bình Điền trong công cuộc chống biến đổi khí hậu

Nói “nhất nước” là nói đến điều kiện tiên quyết cần có để con người có thể thực hiện công việc gieo trồng. Bất kỳ chủng loại cây nào cũng phải có nước, kể cả loài cây ưa nước hay loài cây ưa khô hạn.
  1. Cha ông ta đời xưa, chưa có điều kiện làm thủy lợi, hay xây hồ giữ nước. Vì vậy hàng năm, hàng vụ đến mùa gieo trồng mà không có nước thì khấn vái trời để có mưa “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày...” Hay dưới thời phong kiến Nhà Nguyễn cũng đã lập đàn Nam Giao để tế trời, cầu mưa thuận gió hòa. Ngày nay nhờ có khoa học kỹ thuật nên đã xây lắp được các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho sản xuất và nước sinh hoạt. Nhưng sức người cũng có hạn. Trước hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đang xảy ra thì việc đối phó lại với hiện tượng này quả là rất căm go. Bà con nông dân lo lắng là đúng. Nhiều bà con hỏi có cách nào để khắc phục hiện tượng biến đổi khí hậu đang xảy ra không? Câu trả lời là có và bắt buộc phải có. Vì phải có để con người có thể tồn tại được. Nhưng là công việc cực kỳ khó, vì việc biến đổi khí hậu là của tự nhiên, nói theo cách nói dân giả thì đó là việc của trời. Thời trước đã có câu ca dao là “Nắng mưa là việc của trời, cấy cày là việc của người nhà nông”, đã nói là việc của trời có nghĩa là nằm ngoài khả năng của con người. Nhưng thực ra hiện tượng biến đổi khí hậu là một phần khá lớn do con người gây ra. Ví dụ, chặt phá rừng bừa bải, công nghiệp phát triển gây ô nhiễm môi trường, canh tác không theo quy luật, phá quy luật tự nhiên... đều là những việc do con người gây ra. Khắc phục những điều như vậy là thuộc ý thức xã hội, ý thức con người. Nhưng khi sự việc đã xảy ra rồi thì phải tìm cách mà khắc phục. Vấn đề vĩ mô phải do Nhà nước lo. Ví dụ, để ngăn mặn từ biển vào phải do Nhà nước lo. Muốn chứa nước cũng vậy. Trong lĩnh vực cây trồng thì việc cơ bản và lâu dài là tạo giống chống chịu các điều kiên bất lợi: hạn, mặn, úng, phèn các nhà khoa học đang làm nhưng phải có thời gian và tiền bạc. Còn lại những việc bà con nông dân cùng xắn tay để tham gia. Trước hết là cần nắm vững nguyên lý của việc kháng điều kiện bất lợi của cây. Ví dụ, gieo trồng cần thực hiện mật độ cây vừa phải. Vì mật độ nhiều, lượng nước tiêu thụ cũng nhiều gây ra lãng phí. Việc sử dụng nước hợp lý, với lúa chỉ tưới khi độ ẩm đồng ruộng giảm dưới 70%, khoa học đã khuyến cáo mỗi ruộng có dụng cụ cắm sâu xuống dưới mặt đất để theo dỏi mực nước ngầm trong ruộng, theo dõi độ ẩm, khi đạt độ ẩm cần tưới thì cho nước vào. Khi bón phân không được bón thừa đạm. Vì hút đạm kèm theo hút nhiều nước, bộ lá xum xuê lại cần nhiều nước và khi thiếu nước cây sẽ héo rất nhanh, dễ bị hại. Bón phân cần bón đủ Lân, Kali và Canxi. Vì các chất này giúp cây chống hạn, chống rét khá tốt. Canxi làm chắc thành tế bào để cây có khả năng giữ nước tốt hơn, cây cứng hơn. Silíc trong cây giúp cây chống hạn khá tốt. Cây lấy silíc trong đất là chủ yếu. Nhưng chỉ hút được loại silíc dễ tan.


  2. Và lúc cây cần nhiều thì có loại đất cung cấp không đủ nên cần bón bổ sung. Phân NPK của Bình Điền có bổ sung Silíc bón rất tiện lợi. Sử dụng giống ngắn ngày để tránh né hạn cũng là biện pháp rất có hiệu quả. Với cà phê và tiêu cần có cây che bóng để giảm bớt nhiệt độ và ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây cũng tiết kiệm được nước. Với ruộng lúa, ruộng rau màu cần tăng cường bón phân hữu cơ để tăng độ xốp của đất, tăng khả năng giữ nước cho cây. Với cây trồng cạn cần áp dụng biện pháp phủ gốc cho cây bằng các loại vật liệu sẵn có của địa phương như: rơm rạ, võ trấu, mạt cưa, rác thải, lá khô, cỏ khô hay phủ luống bằng nilon. Vùng gần biển sử dụng rong rêu để phủ đất. Một số cây trồng cạn cần áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu để giảm bớt bốc hơi. Với cây ăn trái hay các loại cây cam quýt, kể cả một số rau màu cần áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt cũng tiết kiệm nước khá nhiều.Nói “nhất nước” là nói đến điều kiện tiên quyết cần có để con người có thể thực hiện công việc gieo trồng. Bất kỳ chủng loại cây nào cũng phải có nước, kể cả loài cây ưa nước hay loài cây ưa khô hạn. Bởi vì chính cơ thể của cây nào cũng có chứa một lượng nước khá lớn. Có loại chứa trên 90% nước, loài chịu khô hạn nhiều cũng chứa 30-40% nước. Nếu không đủ nước thì chính tế bào cây sẽ bị rối loạn quá trình trao đổi chất và sẽ chết. Cha ông ta đời xưa, chưa có điều kiện làm thủy lợi, hay xây hồ giữ nước. Vì vậy hàng năm, hàng vụ đến mùa gieo trồng mà không có nước thì khấn vái trời để có mưa “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày...” Hay dưới thời phong kiến Nhà Nguyễn cũng đã lập đàn Nam Giao để tế trời, cầu mưa thuận gió hòa. Ngày nay nhờ có khoa học kỹ thuật nên đã xây lắp được các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho sản xuất và nước sinh hoạt. Nhưng sức người cũng có hạn. Trước hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đang xảy ra thì việc đối phó lại với hiện tượng này quả là rất căm go. Bà con nông dân lo lắng là đúng. Nhiều bà con hỏi có cách nào để khắc phục hiện tượng biến đổi khí hậu đang xảy ra không? Câu trả lời là có và bắt buộc phải có. Vì phải có để con người có thể tồn tại được. Nhưng là công việc cực kỳ khó, vì việc biến đổi khí hậu là của tự nhiên, nói theo cách nói dân giả thì đó là việc của trời. Thời trước đã có câu ca dao là “Nắng mưa là việc của trời, cấy cày là việc của người nhà nông”, đã nói là việc của trời có nghĩa là nằm ngoài khả năng của con người. Nhưng thực ra hiện tượng biến đổi khí hậu là một phần khá lớn do con người gây ra. Ví dụ, chặt phá rừng bừa bải, công nghiệp phát triển gây ô nhiễm môi trường, canh tác không theo quy luật, phá quy luật tự nhiên... đều là những việc do con người gây ra. Khắc phục những điều như vậy là thuộc ý thức xã hội, ý thức con người. Nhưng khi sự việc đã xảy ra rồi thì phải tìm cách mà khắc phục. Vấn đề vĩ mô phải do Nhà nước lo. Ví dụ, để ngăn mặn từ biển vào phải do Nhà nước lo. Muốn chứa nước cũng vậy. Trong lĩnh vực cây trồng thì việc cơ bản và lâu dài là tạo giống chống chịu các điều kiên bất lợi: hạn, mặn, úng, phèn các nhà khoa học đang làm nhưng phải có thời gian và tiền bạc. Còn lại những việc bà con nông dân cùng xắn tay để tham gia. Trước hết là cần nắm vững nguyên lý của việc kháng điều kiện bất lợi của cây. Ví dụ, gieo trồng cần thực hiện mật độ cây vừa phải. Vì mật độ nhiều, lượng nước tiêu thụ cũng nhiều gây ra lãng phí. Việc sử dụng nước hợp lý, với lúa chỉ tưới khi độ ẩm đồng ruộng giảm dưới 70%, khoa học đã khuyến cáo mỗi ruộng có dụng cụ cắm sâu xuống dưới mặt đất để theo dỏi mực nước ngầm trong ruộng, theo dõi độ ẩm, khi đạt độ ẩm cần tưới thì cho nước vào. Khi bón phân không được bón thừa đạm. Vì hút đạm kèm theo hút nhiều nước, bộ lá xum xuê lại cần nhiều nước và khi thiếu nước cây sẽ héo rất nhanh, dễ bị hại. Bón phân cần bón đủ Lân, Kali và Canxi. Vì các chất này giúp cây chống hạn, chống rét khá tốt. Canxi làm chắc thành tế bào để cây có khả năng giữ nước tốt hơn, cây cứng hơn. Silíc trong cây giúp cây chống hạn khá tốt. Cây lấy silíc trong đất là chủ yếu. Nhưng chỉ hút được loại silíc dễ tan. Và lúc cây cần nhiều thì có loại đất cung cấp không đủ nên cần bón bổ sung. Phân NPK của Bình Điền có bổ sung Silíc bón rất tiện lợi. Sử dụng giống ngắn ngày để tránh né hạn cũng là biện pháp rất có hiệu quả. Với cà phê và tiêu cần có cây che bóng để giảm bớt nhiệt độ và ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây cũng tiết kiệm được nước. Với ruộng lúa, ruộng rau màu cần tăng cường bón phân hữu cơ để tăng độ xốp của đất, tăng khả năng giữ nước cho cây. Với cây trồng cạn cần áp dụng biện pháp phủ gốc cho cây bằng các loại vật liệu sẵn có của địa phương như: rơm rạ, võ trấu, mạt cưa, rác thải, lá khô, cỏ khô hay phủ luống bằng nilon. Vùng gần biển sử dụng rong rêu để phủ đất. Một số cây trồng cạn cần áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu để giảm bớt bốc hơi. Với cây ăn trái hay các loại cây cam quýt, kể cả một số rau màu cần áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt cũng tiết kiệm nước khá nhiều.