Phân bón Văn Điển: Mang hiệu quả kinh tế cao cho cây lạc Hà Tĩnh

Bón phân NPK Văn Điển cho thấy cây lạc sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ quả chắc cao, hạt chắc đẫy, năng suất đạt 4.800kg lạc khô, cao hơn so với ruộng đối chứng 4.600kg.
cây lạc
Sử dụng phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lạc có hiệu quả kinh tế cao

Đất miền trung có độ dốc khá lớn, khí hậu khắc nghiệt nên hiện tượng rửa trôi, sói mòn diễn ra rất mạnh. Đất nông nghiệp trở nên nghèo kiệt dinh dưỡng, nhất là các dinh dưỡng trung - vi lượng. Hơn nữa, trên thị trường phân bón hiện nay, do công nghệ sản xuất nên các loại phân đơn (phân bón chứa 1 chất dinh dưỡng), phân 2-3 chất như phân bón NK,NPK hầu hết không có các chất dinh dưỡng trung, vi lượng.

Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất từ quặng thiên nhiên, dùng nhiệt độ cao nung chảy và làm lạnh đột ngột để các chất dinh dưỡng trong quặng từ dạng cây trồng khó hấp thụ trở thành dạng cây trồng dễ dàng hấp thụ, không sử dụng hóa chất và phương pháp hóa học.

Phân lân nung chảy là phân đa dinh dưỡng, ngoài thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 hữu hiệu từ 15% đến 19% còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như vôi (CaO 28-34%) chất magie (MgO 15-18%); chất si líc(SiO2 24-32%).

Tất cả các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%. Từ phân lân nung chảy văn Điển, kết hợp với đạm và kali sản xuất ra phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lạc, công thức NPk 4:9:5.

Để giúp cho bà con nông dân lựa chọn được sản phẩm phân bón phù hợp với đồng ruộng và trên từng loại đất, điều kiện thâm canh, giảm chi phí đầu vào, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, Vụ Xuân 2024, Công ty TNHH LIGHT OF SUCCESS đã phối hợp với Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển thực hiện xây dựng mô hình trình diễn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển trên cây lạc tại Thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh trên nền 9 tấn phân chuồng.

Quy mô mô hình 1,0 ha bón lót bằng 1000kg phân lân nung chảy Văn Điển + 500 kg phân bón đa yếu tố NPK 4:9:5 Văn Điển chuyên lac; ruộng đối chứng bón 500 kg phân lân Lâm Thao (lân đơn)+ 500kg NPK 3.6.10 Ninh Bình +40 kg Đạm ure + 50 kg Kali; Bón thúc  sau 10 - 12 ngày 40 kg Đạm ure + 50kg Kali.

cây lạc hà tĩnh
Sử dụng phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lạc có hiệu quả kinh tế cao hơn so với lô đối chứng, giúp nông dân lãi trên 3.090.500 đ/ha so với bón các loại phân thông thường.

Qua theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của giống lạc V79 và L14 trên ruộng mô hình bón phân NPK Văn Điển cho thấy cây lạc sinh trưởng và phát triển tốt, số cành cấp 1 tương đối nhiều, tỷ lệ quả chắc cao, cây không bị sâu bệnh, hạt chắc đẫy, năng suất đạt 4800kg lạc khô, cao hơn so với ruộng đối chứng. 4.600kg.

Sau khi hạch toán kinh tế cụ thể cho thấy, sử dụng phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lạc có hiệu quả kinh tế cao hơn so với lô đối chứng, giúp nông dân lãi trên 3.090.500 đ/ha so với bón các loại phân thông thường.

Từ kết quả mô hình trình diễn và thực tiễn sản xuất đã chứng minh phân bón Văn Điển là phân bón đa dinh dưỡng, ngoài thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 hữu hiệu từ 15% đến 19%  còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng.

Điển hình như vôi (CaO 28-34%) để khử chua phèn, khử độc đất, chất magie (MgO 15-18%) để tăng diệp lục cho lá, chất si líc(SiO2 24-32%) để giúp cứng cây, dày lá, chống mất nước tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như đồng, co ban, mô líp đen, bo… rất cần thiết cho cây trồng.

Tổng thành phần dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng trong Phân lân nung chảy Văn Điển đạt tới 97 - 98%. giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng; tác dụng khử chua và khử độc đất của 1kg phân lân nung chảy văn Điển tương đương 0,5kg vôi củ; phân không tan trong nước,

phân bón văn điển

Đây là loại phân bón bền vững, không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất Fe, Al chuyển hóa thành các dạng khó tiêu cho cây trồng; chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cây trồng trong cả quá trình sinh trưởng phát triển; đồng thời phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vưà bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh PH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.

Với các loại lân thông thường như supe lân, lân trong NPK bón vào đất lạc bị rửa trôi, giảm hiệu lực của lân, giai đoạn giữa và cuối vụ cây lạc thường thiếu lân. Lân trong phân Văn Điển tan từ từ theo nhu cầu của cây, được cây lạc sử dụng dinh dưỡng từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển; hiệu quả sử dụng phân bón Văn Điển đạt tới 98%, không để lại chất độc hại tồn dư trong đất nên là loại phân bón thân thiện với môi trường, đặc biệt thích hợp với đất đai và cây trồng tại Bắc miền Trung.

 Theo các kết quả nghiên cứu cơ bản về dinh dưỡng cây trồng cho thấy, cây trồng có nhu cầu sử dụng từ 18 đến 23 chất dinh dưỡng khác nhau; trong đó có 3-4 chất dinh dưỡng được cây trồng sử dụng nhiều nhất là đạm, lân, ka li, silich.., gọi là dinh dưỡng đa lượng. Một số chất cây sử dụng ít hơn như Ca, Mg... gọi là chất trung lượng, nhiều chất khác tuy sử dụng rất ít, song lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động sống của cây trồng như: Mo, Bo, Zn,...

Đặc biệt, khi cây lạc được cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng đa – trung - vi lượng, cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, thich ứng tốt với ngoại cảnh bất thuận, ít bị sâu bệnh gây hại và cho năng suất, chất lượng cao.  

Cây lạc rất cần lân (P2O5), lân là yếu tố dinh dưỡng hàng đầu, thiếu lân bộ rễ không phát triển, ít nốt sần, cây không tự dưỡng được đạm, lạc sẽ rất ít củ.  Cây lạc cần canxi (vôi), khi phân tích thành phần dinh dưỡng trong hạt cho thấy, tỷ lệ canxi chiếm khá cao, chính vì thế khi lạc ra hoa rất cần bón bổ sung vôi để giúp cho cây hấp thụ tạo năng suất. 

Mặt khác, trình tự phát triển và tích lũy trong quả lạc là “cứng vỏ trước, đặc ruột sau” , vỏ quả lạc phải được dày, cứng trước rồi sau đó nhân mới to,đẫy sau. Vôi có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển vỏ quả lạc, ngoài ra vôi còn tham gia điều tiết môi trường trong dịch tế bào cây.

Cây lạc cần magie (MgO), magie giúp cho cây tăng hiệu suất quang hợp, điều chỉnh màu sắc lá xanh đậm sáng bóng, bản lá dày, thân cành mập, magie còn giúp cho sự hình thành tốt nốt sần. Khi phân tích các nốt sần của cây lạc thấy rằng magie tỷ lệ rất cao, nốt sần nhiều thì magie cũng nhiều và ngược lại.

Trọng Hòa