Cụ thể, Kết luận của DTI nêu rõ, tại Philippines chỉ có 1 nhà sản xuất kính nổi duy nhất tại Philippines là Tập đoàn Pioneer Float Glass Manufacturing (PFGMI). Bởi vậy, số liệu do nhà sản xuất nhà cung cấp có thể đại diện cho toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
Kính nổi, bao gồm kính nổi trong suốt, kính nổi màu và kính nổi phản quang sản xuất tại Philippines là sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu có mã AHTN 7005.10.90, 7005.21.90 và 7005.29.90. Trong đó, kính nổi trong suốt là mặt hàng nhập khẩu chủ đạo, chiếm 44-49% tổng lượng các loại kính nổi nhập khẩu.
Các thị trường nhập khẩu kính nổi chính của Philippines bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Ả Rập Xê Út, Iran, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Myanamar, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Isarel và Đài Loan; trong khi các nhà xuất khẩu chủ yếu đến từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan.
Theo DTI, trong giai đoạn 2013-2018, lượng nhập khẩu vào Philippines lần lượt khoảng 9 ngàn tấn (2013), 67 ngàn tấn (2014), 104 ngàn tấn (2015), 107 ngàn tấn (2016), 82 ngàn tấn (2017) và 137 ngàn tấn (2018).
Giai đoạn tăng nhanh nhất là 2014, với mức tăng 641% so với cùng kỳ 2013. Giai đoạn 2017 có sự sụt giảm 24% so với 2016 nhưng có sự phục hồi vượt bậc trong năm 2018 (tăng 68% so với 2017).
Trong 6 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu vào khoảng 111 ngàn tấn. So với cùng kỳ 2018 (khoảng 62 ngàn tấn), lượng nhập khẩu tăng 80%.
Sau khi điều tra, DTI cho rằng không có sự thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước của Philippines, mặc dù có một số tiêu chí kinh tế bị ảnh hưởng.
DTI cũng cho rằng khả năng hàng hóa nhập khẩu vào Philippines tăng trong tương lai gần là khá thấp, nên khó có khả năng sự nhập khẩu này dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng hay làm suy yếu vị thế của ngành sản xuất trong nước.
Do đó, DTI quyết định chấm dứt vụ việc và không áp dụng biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm kính nổi bị điều tra.