UBND tỉnh Quảng Trị đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Quảng Trị. Khu liên hợp xử lý chất thải Quảng Trị. Trong năm 2024, dự án sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan để vận hành vào đầu năm 2027 với thời gian hoạt động 50 năm.
Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Quảng Trị do liên danh Công ty cổ phần LICOGI 10 và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Vạn Phúc Việt đề xuất đầu tư với diện tích 12 ha. Dự án có địa điểm thực hiện tại thôn Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, có tổng vốn đầu tư 131 tỷ đồng. Công suất thiết kế, tiếp nhận xử lý rác khoảng 195 tấn/ngày đêm, tương đương 71.200 tấn/năm.
Trong giai đoạn 2, tiến hành thu gom rác thông thường; xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải; công suất 400 tấn/ngày, đốt rác phát điện.
Dự kiến nếu được chấp thuận chủ trương đầu tư trong năm 2024 thì dự án sẽ hoàn thành các thủ tục liên quan để vận hành vào tháng 4/2027 với thời gian hoạt động 50 năm.
Khi đi vào hoạt động sẽ sử dụng khoảng 90 lao động, ưu tiên lao động địa phương, không có lao động người nước ngoài. Dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2025, sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần xử lý rác thải trên địa bàn TP. Đông Hà, huyện Triệu Phong và các địa phương lân cận.
Mục tiêu chính của dự án là xử lý và tiêu hủy rác thải thông thường. Tháo dỡ, tái chế phế liệu tách lọc ra từ quá trình phân loại rác thải; triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực xử lý, tái chế chất thải thông thường và nguy hại; thu gom rác thải thông thường; xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác.
Theo đại diện liên danh nhà đầu tư cho biết, dự án sẽ sử dụng dây chuyền nhà máy hiện đại, mới 100%, xử lý rác thải khép kín, giảm thiểu thấp nhất tác động môi trường. Khi đi vào hoạt động sẽ sử dụng khoảng 90 lao động, ưu tiên lao động địa phương.
Dự án phù hợp với quy hoạch của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch quản lý chất thải rắn, phù hợp với mục tiêu xử lý rác thải đến năm 2030 của tỉnh. UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đây là dự án phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh về đảm bảo môi trường sống và thuộc lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư. Trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành và UBND huyện Triệu Phong, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Quảng Trị.
UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị các ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai các thủ tục liên quan tiếp theo, đặc biệt là đánh giá tác động môi trường của dự án. Đồng thời, UBND huyện Triệu Phong đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong người dân ở vùng triển khai thực hiện dự án, cũng như tổ chức tham vấn cộng đồng, tạo sự đồng thuận cao để dự án sớm được triển khai theo đúng quy định.
Theo quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, toàn tỉnh quy hoạch 19 bãi chôn lấp, lò đốt và 3 nhà máy, khu xử lý.
Toàn tỉnh hiện đã cơ bản đủ số lượng bãi chôn lấp chất thải rắn và hệ thống lò đốt nhưng chưa có cơ sở tái chế quy mô lớn từ việc phân loại chất thải sinh hoạt mà chủ yếu là các cơ sở phế liệu nhỏ lẻ. Công tác thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải có mô hình có quy mô nhỏ, thủ công và tự phát. Tỉ lệ thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải trên địa bàn toàn tỉnh mới chỉ đạt dưới 40%.
Hiện nay, tình hình triển khai thiết lập hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh ở khu vực đô thị đạt trên 90%, ở khu vực nông thôn đạt trên 60%. Tất cả các thành phố, huyện, thị xã, 10 đơn vị hành chính trên địa bàn đều có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, đầu tư các lò đốt rác thải sinh hoạt.
Thời gian tới, Quảng Trị sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh với công nghệ tiên tiến, hiện đại trong tái chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành nguồn hữu cơ để làm nguyên liệu sản xuất phân bón; đốt, tiêu huỷ để thu hồi năng lượng để phát triển. Dự án sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2025 để đảm bảo thu gom tái chế trên 90% rác thải nhựa tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
Từ năm 2025 đến năm 2030, tỉnh đưa lộ trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương pháp chôn lấp đạt dưới 30%, và tập trung xử lý rác tại các khu xử lý với quy mô và công nghệ phù hợp tình hình của địa hương, trong đó, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng.