Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho pa lăng điện thông dụng cố định và di động dùng cáp hoặc xích (gọi chung là pa lăng) được sử dụng như một cơ cấu nâng hạ độc lập hoặc cơ cấu nâng hàng di chuyển theo một phương nhất định có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên.
Các pa lăng điện thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật an toàn theo yêu cầu kỹ thuật của TCVN 5180:1990 Pa lăng điện - Yêu cầu chung về an toàn và TCVN 4244:2005 Thiết bị nâng - Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
Mẫu sản phẩm pa lăng điện (Ảnh minh họa)Quy chuẩn cũng nêu rõ chi tiết các yêu cầu kỹ thuật đối với pa lăng điện. Trong đó, móc phải có khóa bảo hiểm để loại trừ khả năng rơi tự do của cơ cấu móc hàng khi nâng; tốc độ di chuyển của pa lăng điều khiển từ sàn không được lớn hơn 0,8 m/s; phải có cơ cấu khống chế tải trọng cho pa lăng điện khi trọng tải của pa lăng vượt quá 15% sức nâng cho phép nó để ngắt chuyển động cơ cấu nâng…
Pa lăng điện chế tạo trong nước hay nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định của Quy chuẩn và phải được gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Pa lăng điện trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, hoặc kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Việc kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng điện phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được Cục An toàn lao động chỉ định.
Chi tiết Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pa lăng điện QCVN 13: 2013/BLĐTBXH xem tại đây.