Theo Quy chuẩn, dầu thải là dầu có nguồn gốc khoáng thiên nhiên và dầu tổng hợp (không bao gồm dầu có nguồn gốc thực phẩm) được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Tái chế dầu thải là quá trình xử lý nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các tạp chất, thành phần và tính chất nguy hại để thu hồi dầu tái chế.
Quy chuẩn nêu rõ, chỉ được phép tái chế các loại dầu thải ở trạng thái rắn (như thải, dầu tràn đã vón cục) bằng phương pháp chưng cất và chỉ được phép tái chế các loại dầu thải có chứa Polychlorobiphenyl (PCB), halogen hữu co vượt giá trị cho phép (quy định tại Bảng 2 Mục 23 của Quy chuẩn) bằng phương pháp xử lý hóa lý (có bổ sung hóa chất) để loại bỏ thành phần PCB, halogen hữu cơ.
Quá trình tái chế dầu thải phải đảm bảo thu được dầu tái chế có các thành phần nguy hại vô cơ, hữu cơ và thông số khác đáp ứng các giá trị cho phép (quy định tại Bảng 1, 2 và 3 của Quy chuẩn) như: chỉ số Cadmi (Cd) phải thấp hơn 0,5 mg/l; Chì (Pb) phải thấp hơn 15 mg/l…
Bên cạnh đó, các chất thải rắn, bùn thải phát sinh từ hoạt động tái chế dầu thải phải được phân định, phân loại theo quy định tại Thông tư số 12/2011TT- BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ truởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2011TTBTNMT) và QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định.
Đối với nuớc thải phát sinh từ quá trình tái chế dầu thải chỉ được xả ra môi trường khi đạt QCVN 40.2011BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (trừ trường hợp sử dụng nước mặt để làm mát gián tiếp tại thiết bị ngưng tụ dầu, đảm bảo không bị nhiễm thêm các thành phần nhiễm từ hoạt động tái chế dầu thải thì được phép tuần hoàn trở lại vào đúng nguồn nước mặt ban đầu bằng đường riêng mà không qua xử lý).
Chi tiết Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải QCVN 56:2013/BTNMT xem tại đây.