Theo các đơn vị thực hiện, qua các khảo sát trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp, bản báo cáo “ASEAN với vấn đề biến đổi khí hậu: Tiêu điểm về năng lượng bền vững tại Ma-lay-xi-a, Thái Lan và Việt Nam” được tổng hợp và đối chiếu các quan điểm từ nhiều thành phần đang trực tiếp tham gia vào đầu tư, cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực năng lượng cũng như vào xây dựng chính sách từ khu vực công và tư thuộc Đông Nam Á. Bản báo cáo đươc thực hiện không chỉ nhằm đánh giá quan điểm của các bên liên quan về chính sách khí hậu trong khu vực, mà còn đánh giá vai trò của khu vực tư nhân trong đó.
Kết quả nghiên cứu tái khẳng định một thực tế là nhu cầu năng lượng tại 6 nền kinh tế hàng đầu ASEAN tiếp tục gia tăng và hậu quả là lượng phát thải đang tăng lên nhanh chóng. Sự tham gia chủ động từ các thành phần bên ngoài chính phủ và sự hợp tác tích cực giữa chính phủ và các công ty tư nhân được xem là nhân tố chính dẫn tới sự thành công của việc giảm phát thải trong khu vực. 64% người tham gia khảo sát cho rằng việc thúc đẩy năng lượng tái tạo chính là cách hiệu quả nhất để giảm phát thải trong hệ thống năng lượng trong khi 40% phản hồi rằng họ mong đợi lĩnh vực tư nhân sẽ đóng vai trò chính yếu trong việc giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Phạm Thái Lai - Tổng Giám đốc Siemens Việt Nam (Thứ 2 từ phải sang) cho biết: Siemens sẽ đầu tư khoảng 100 tỷ EURO trong vòng 3 năm tới để giảm thiểu dấu chân năng lượng tại các cơ sở sản xuất, văn phòng trên toàn cầu.Tại sự kiện, Siemens cho thấy quyết tâm tham gia mạnh mẽ vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đặt mục tiêu trở thành một trong những công ty công nghiệp đầu tiên trên thế giới đạt dấu chân các-bon trung tính vào năm 2030. Công ty đã đề ra kế hoạch cắt giảm phát thải khí các-bon đi-ô-xít (CO2) xuống còn một nửa vào đầu năm 2020.Để thực hiện điều này, đại diện Siemens cho biết sẽ đầu tư khoảng 100 tỷ EURO trong vòng 3 năm tới nhằm giảm thiểu dấu chân năng lượng tại các cơ sở sản xuất và văn phòng của Siemens trên toàn cầu.