Sở Công Thương Phú Thọ: 4 bài học kinh nghiệm trong công tác thi đua

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ngành Công Thương Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong CBCNV, góp phần thực hiện thắn
Đổi mới nội dung, hình thức thi đua

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể ngành Công Thương Phú Thọ luôn quán triệt nghiêm túc, kịp thời các nội dung văn bản chỉ đạo của trung ương và địa phương về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Cùng với nhiều hình thức tổ chức thi đua phong phú làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vai trò, vị trí của công tác thi đua, khen thưởng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cá nhân, hoặc từng đơn vị.

Đặc biệt, Ban Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Sở luôn quan tâm chỉ đạo sát sao việc đổi mới về nội dung, hình thức phát động thi đua. Do vậy, các phong trào thi đua trong cơ quan đơn vị được triển khai ngày càng sâu rộng, toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực công tác; việc tổ chức các phong trào thi đua được lồng ghép và gắn với việc thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí... Các nội dung, tiêu chí thi đua được cụ thể hóa, sát với thực tiễn hoạt động của cơ quan, đơn vị. Công tác khen thưởng cũng có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả khen thưởng được nâng lên rõ rệt, kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích trong các phong trào thi đua.

Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển

Giai đoạn 2010-2015, phong trào thi đua yêu nước trong toàn Ngành đã diễn ra sôi nổi, trên từng lĩnh vực được phát triển cả về số lượng và chất lượng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia hưởng ứng. Nhiều phong trào có hiệu quả cao và có sức lan tỏa lớn và đã trở thành động lực thúc đẩy, động viên, cổ vũ các tập thể, cá nhân trong Ngành ra sức thi đua lao động sản xuất, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Trong 5 năm qua, sản xuất công nghiệp trên địa bàn liên tục tăng trưởng, góp phần duy trì tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp giai đoạn 2010-2015 đạt 5,6%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 đạt 28.029,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011; năm 2015 ước đạt 30.618 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế xã hội và nộp NSNN năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại trong tỉnh cũng ngày càng phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu khá ấn tượng, tăng trưởng cả về quy mô xuất khẩu và tốc độ, đảm bảo thị trường đầu ra và cung ứng kịp thời vật tư, máy móc, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bài học kinh nghiệm

Từ những kết quả đạt được trong công tác thi đua khen thưởng trong 5 năm qua, ngành Công thương Phú Thọ rút ra 04 bài học kinh nghiệm.

Một là, xác định rõ thi đua là động lực quan trọng thúc đẩy mỗi tập thể, mỗi cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lập nhiều thành tích trong công tác, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm chính trị của toàn Ngành.

Hai là, phải phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa chính quyền với các đoàn thể trong công tác thi đua.

Ba là, phong trào thi đua phải được tổ chức, phát động thường xuyên, liên tục, nội dung thi đua phải rõ ràng, cụ thể, thiết thực, gắn với nhiệm vụ chính trị của Ngành và từng đơn vị; hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị.

Bốn là, gắn kết các phong trào thi đua với việc triển khai thực hiện các cuộc vận động lớn do Đảng, Nhà nước phát động; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức thi đua.

Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Công Thương nhiệm kỳ 2015-2020, phấn đấu ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm 46-48%, dịch vụ chiếm 33-36 % trong cơ cấu kinh tế; giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân trên 8%/năm; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt trên 16%/năm; giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 1.313 triệu USD, giai đoạn 2016-2020, Sở Công Thương Phú Thọ tăng cường sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ Sở, các chi, đảng bộ trực thuộc đối với công tác thi đua khen thưởng, coi đây là yếu tố quyết định đến việc phát triển các phong trào thi đua. Sở tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức thi đua, phương pháp phát động, tổ chức vận động các phong trào thi đua phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị trong Ngành để khơi dậy truyền thống thi đua yêu nước, tinh thần lao động sáng tạo, tận tụy trong CBCCVCLĐ. Cụ thể hóa mục tiêu của Ngành, các lĩnh vực thành các nhiệm vụ, chương trình cụ thể, làm căn cứ xây dựng các nội dung thi đua phù hợp. Để tạo khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ, động viên, khích lệ CBCNV tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua, Sở đẩy mạnh tuyên truyền về vị trí, ý nghĩa, vai trò của công tác thi đua khen thưởng, gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; chủ động phát hiện, bồi dưỡng và khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích đột xuất.

Học tập và làm theo lời dạy của Bác, trên cơ sở phát huy truyền thống tốt đẹp của Ngành qua quá trình 64 năm xây dựng và trưởng thành, tin tưởng rằng công tác thi đua khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước của ngành Công Thương Phú Thọ trong giai đoạn tới sẽ có nhiều chuyển biến, tiến bộ và đạt nhiều thành tích toàn diện hơn nữa.

Những phần thưởng cao quý:

+ Huân chương Lao động hạng Nhất; 01 tập thể

+ Cờ thi đua Bộ Công Thương: 01 tập thể;

+ Bằng khen Bộ Công Thương: 09 tập thể và 35 cá nhân;

+ Kỷ niệm chương Vì sự phát triển của ngành Công Thương: 39 cá nhân;

+ Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh: 06 cá nhân;

+ Bằng khen UBND tỉnh: 36 tập thể và 32 cá nhân
Và nhiều phần thưởng cao quý khác.