Nghề và nghiệp

Như nhiều thanh niên lớn lên trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1972 vừa hoàn thành chương trình cấp ba thì Trịnh Anh Dũng đi bộ đội. Gần 5 năm làm lính bộ binh, trải khắp các chiến trường B, C, năm 1975
Hồi bấy giờ kỹ sư Kinh tế còn hiếm, Dũng được phân công về nhận công tác tại Xí nghiệp kết cấu thép, thuộc Tổng Công ty xây dựng số 1 (CC1). Nhận công tác tháng 1, đến tháng 3 năm ấy anh được bổ nhiệm làm Trưởng phòng kế hoạch. Xí nghiệp kết cấu thép (tiền thân của Công ty Đầu tư & Xây lắp Chương Dương sau này) sở hữu một nhà xưởng nguyên là cơ sở của Công ty Eiffel thời xưa, có nhiệm vụ đóng xà lan vận chuyển Clanhke, xi-măng cho Nhà máy xi-măng Hà Tiên. Nếu cứ tập trung năng lực vào việc đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thủy thì Chương Dương đã phát triển theo hướng khác. Nhưng CC1 là một Tổng công ty xây dựng, sự phát triển của Xí nghiệp được định hướng trong tổng thể phát triển chung của Tổng công ty, từ đó Xí nghiệp đầu tư nhiều hơn cho việc tăng cường các năng lực phù hợp với những chức năng nhiệm vụ mà Tổng Công ty đảm đương. Vì thế đến đầu năm 1984, tham gia xây dựng Công trình thủy điện Trị An, Chương Dương hoàn toàn tự tin thực hiện những phần việc thuộc kết cấu thép của Nhà máy mà CC1 trúng thầu. 7 năm làm Trị An, trước yêu cầu nghiêm ngặt về tiến độ, đặc biệt những khi nghiệm thu khối lượng, Dũng phải thường xuyên ăn ở trên ấy để bám sát công trường. Quân số của Xí nghiệp lúc đó lên đến hơn một ngàn người. Hơn lúc nào hết, ông Trưởng phòng Kế hoạch đơn vị phải mở tối đa công suất làm việc. Từ Trị An về TP Hồ Chí Minh dài 65 km, mà phải 7, 8 tháng anh mới được về nhà một lần. Sự vắng nhà biền biệt của chồng khiến vợ anh lo lắng đến… phát bệnh tâm thần, phải vào viện điều trị. Biết vợ là người cả nghĩ, Trịnh Anh Dũng tìm cách an ủi vợ rồi sau đó lại… lên bám trụ công trường!

Đầu năm 1989, đồng chí Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp chuyển công tác khác, Trịnh Anh Dũng được CBCNV tín nhiệm bầu lên thay thế. Cũng từ đó anh liên tục tham gia Ban chấp hành Công đoàn Tổng Công ty, làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Ủy viên Thường vụ, rồi Phó Chủ tịch Công đoàn CC1.

Năm 1989 Công trình Nhà máy thủy điện Trị An đi vào nước rút, là Chủ tịch Công đoàn Trịnh Anh Dũng vẫn phải bám sát công trường nhưng với một tâm thế khác. Trước một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, để xứng đáng với sự tín nhiệm của CBCNV, anh lao vào nghiên cứu điều lệ Công đoàn Việt Nam, các văn bản luật pháp, đặc biệt là Luật Lao động cùng những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để bảo vệ người lao động một cách hiệu quả. Tuy nhiên cơ chế bao cấp, quan hệ lao động trong xã hội nói chung, trong Công ty nói riêng chưa phát sinh những mâu thuẫn lớn. Trên cương vị Chủ tịch Công đoàn, Trịnh Anh Dũng dồn tâm huyết vào tham gia quản lý, đảm bảo công ăn việc làm, thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước về Bảo hộ lao động, chăm lo đời sống CBCNV, tổ chức các phong trào thi đua trong đơn vị và làm công tác xã hội.

Từng kinh qua chống Mỹ, Trịnh Anh Dũng rất hiểu nỗi đau và cái giá máu mà nhân dân ta phải trả, vì thế anh luôn quan tâm chỉ đạo, động viên CBCNV đơn vị tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Từ năm 1993, Công ty Chương Dương đã nhận phụng dưỡng đến trọn đời 5 mẹ VNAH ở tỉnh Bến Tre, với mức phụ cấp tính theo giá tiền hồi ấy là 200.000 đồng/mẹ/ tháng. Công ty kết hợp với Công ty Xây dựng số 8, xây tặng các mẹ 5 nhà tình nghĩa, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng (mức yêu cầu 12 triệu đồng/ căn). Tổ chức thăm hỏi, tặng quà chu đáo các mẹ trong các dịp lễ tết và ngày TBLS 27-7 hàng năm. Năm 2009, Chương Dương cùng CC1 tham gia cứu trợ đồng bào Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh bị bão lụt, với số tiền 1,5 tỷ đổng. Và đầu năm 2011 này, CBCNV Công ty lại kết hợp cùng CBCNV Công ty Fico Tây Ninh xây tặng nhà tình nghĩa cho một mẹ già ở Bà Rịa. Khó có thể kể hết những hoạt động xã hội mà Công đoàn Công ty tham gia bấy nay.

Ngoài thủy điện Trị An, những người thợ xây dựng Chương Dương còn để lại cho đời khá nhiều dấu ấn: Khu chuyên gia dầu khí ở Vũng Tàu, Đài vệ tinh Hoa Sen (quận Bình Thạnh), Nghĩa trang liệt sĩ (quận 9, TP Hồ Chí Minh), nhà máy thủy điện Thác Mơ… Nhưng một ngôi nhà nhỏ, ước mơ của cả đời người cho riêng mình thì sao ? Để giúp CBCNV an cư lạc nghiệp, khi thủy điện Trị An xây xong, Trịnh Anh Dũng đề xuất với lãnh đạo Công ty dùng quỹ phúc lợi mua đất xây nhà. Nhờ thế hai khu cư xá của Chương Dương ở phường 24 và 25 quận Bình Thạnh ra đời, phân phối cho không CBCNV. Đến lúc Nhà nước có chủ trương hóa giá nhà, Công ty đã bàn giao hết số nhà trên cho Phòng quản lý đô thị quận. CBCNV, những người được phân phối nhà có trách nhiệm làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước thông qua cơ quan quản lý nhà đất. Nhờ thế, đến nay CBCNV Công ty Chương Dương đều có nhà ở riêng. Bản thân Trịnh Anh Dũng cũng được phân nhà, nhưng theo tiêu chuẩn của Tổng công ty, không ăn vào phần đơn vị.

Đầu năm 2003, Chương Dương cổ phần hóa, Trịnh Anh Dũng lại được CBCNV tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Công đoàn. Thuận lợi lùi lại sau lưng, khó khăn bày trước mặt. CĐCS Công ty cổ phần Đầu tư & Xây lắp Chương Dương hiện có 600 Công đoàn viên sinh hoạt trong 7 CĐBP, trong đó có bộ phận chỉ gồm 5 – 10 người, tổ ở đấy, bộ phận cũng ở đấy. Lấy các văn bản luật pháp Nhà nước ban hành làm kim chỉ nam, anh tiếp tục lãnh đạo Công đoàn Công ty hoạt động một cách có hiệu quả. Chương Dương luôn là một CĐCS mạnh của Công đoàn CC1, được tặng nhiều phần thưởng của Công đoàn cấp trên, trong đó có cờ Thi đua xuất sắc của Công đoàn Xây dựng Việt Nam (năm 2007).

Hiện nay Trịnh Anh Dũng là Phó Chủ tịch Công đoàn CC1, kiêm Chủ tịch Công đoàn cơ sở CTCP Đầu tư & Xây lắp Chương Dương. Còn nếu tính từ tháng 3-1989 đến nay anh đã trải 8 nhiệm kỳ, tròn 23 năm làm Chủ tịch. Ngẫm lại quãng đời dài hoạt động Công đoàn của mình, anh vui vẻ tự trào: 

Hồi bấy giờ kỹ sư Kinh tế còn hiếm, Dũng được phân công về nhận công tác tại Xí nghiệp kết cấu thép, thuộc Tổng Công ty xây dựng số 1 (CC1). Nhận công tác tháng 1, đến tháng 3 năm ấy anh được bổ nhiệm làm Trưởng phòng kế hoạch. Xí nghiệp kết cấu thép (tiền thân của Công ty Đầu tư & Xây lắp Chương Dương sau này) sở hữu một nhà xưởng nguyên là cơ sở của Công ty Eiffel thời xưa, có nhiệm vụ đóng xà lan vận chuyển Clanhke, xi-măng cho Nhà máy xi-măng Hà Tiên. Nếu cứ tập trung năng lực vào việc đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thủy thì Chương Dương đã phát triển theo hướng khác. Nhưng CC1 là một Tổng công ty xây dựng, sự phát triển của Xí nghiệp được định hướng trong tổng thể phát triển chung của Tổng công ty, từ đó Xí nghiệp đầu tư nhiều hơn cho việc tăng cường các năng lực phù hợp với những chức năng nhiệm vụ mà Tổng Công ty đảm đương. Vì thế đến đầu năm 1984, tham gia xây dựng Công trình thủy điện Trị An, Chương Dương hoàn toàn tự tin thực hiện những phần việc thuộc kết cấu thép của Nhà máy mà CC1 trúng thầu. 7 năm làm Trị An, trước yêu cầu nghiêm ngặt về tiến độ, đặc biệt những khi nghiệm thu khối lượng, Dũng phải thường xuyên ăn ở trên ấy để bám sát công trường. Quân số của Xí nghiệp lúc đó lên đến hơn một ngàn người. Hơn lúc nào hết, ông Trưởng phòng Kế hoạch đơn vị phải mở tối đa công suất làm việc. Từ Trị An về TP Hồ Chí Minh dài 65 km, mà phải 7, 8 tháng anh mới được về nhà một lần. Sự vắng nhà biền biệt của chồng khiến vợ anh lo lắng đến… phát bệnh tâm thần, phải vào viện điều trị. Biết vợ là người cả nghĩ, Trịnh Anh Dũng tìm cách an ủi vợ rồi sau đó lại… lên bám trụ công trường!

Đầu năm 1989, đồng chí Chủ tịch Công đoàn Xí nghiệp chuyển công tác khác, Trịnh Anh Dũng được CBCNV tín nhiệm bầu lên thay thế. Cũng từ đó anh liên tục tham gia Ban chấp hành Công đoàn Tổng Công ty, làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Ủy viên Thường vụ, rồi Phó Chủ tịch Công đoàn CC1.

Năm 1989 Công trình Nhà máy thủy điện Trị An đi vào nước rút, là Chủ tịch Công đoàn Trịnh Anh Dũng vẫn phải bám sát công trường nhưng với một tâm thế khác. Trước một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, để xứng đáng với sự tín nhiệm của CBCNV, anh lao vào nghiên cứu điều lệ Công đoàn Việt Nam, các văn bản luật pháp, đặc biệt là Luật Lao động cùng những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để bảo vệ người lao động một cách hiệu quả. Tuy nhiên cơ chế bao cấp, quan hệ lao động trong xã hội nói chung, trong Công ty nói riêng chưa phát sinh những mâu thuẫn lớn. Trên cương vị Chủ tịch Công đoàn, Trịnh Anh Dũng dồn tâm huyết vào tham gia quản lý, đảm bảo công ăn việc làm, thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước về Bảo hộ lao động, chăm lo đời sống CBCNV, tổ chức các phong trào thi đua trong đơn vị và làm công tác xã hội.

Từng kinh qua chống Mỹ, Trịnh Anh Dũng rất hiểu nỗi đau và cái giá máu mà nhân dân ta phải trả, vì thế anh luôn quan tâm chỉ đạo, động viên CBCNV đơn vị tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Từ năm 1993, Công ty Chương Dương đã nhận phụng dưỡng đến trọn đời 5 mẹ VNAH ở tỉnh Bến Tre, với mức phụ cấp tính theo giá tiền hồi ấy là 200.000 đồng/mẹ/ tháng. Công ty kết hợp với Công ty Xây dựng số 8, xây tặng các mẹ 5 nhà tình nghĩa, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng (mức yêu cầu 12 triệu đồng/ căn). Tổ chức thăm hỏi, tặng quà chu đáo các mẹ trong các dịp lễ tết và ngày TBLS 27-7 hàng năm. Năm 2009, Chương Dương cùng CC1 tham gia cứu trợ đồng bào Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh bị bão lụt, với số tiền 1,5 tỷ đổng. Và đầu năm 2011 này, CBCNV Công ty lại kết hợp cùng CBCNV Công ty Fico Tây Ninh xây tặng nhà tình nghĩa cho một mẹ già ở Bà Rịa. Khó có thể kể hết những hoạt động xã hội mà Công đoàn Công ty tham gia bấy nay.

Ngoài thủy điện Trị An, những người thợ xây dựng Chương Dương còn để lại cho đời khá nhiều dấu ấn: Khu chuyên gia dầu khí ở Vũng Tàu, Đài vệ tinh Hoa Sen (quận Bình Thạnh), Nghĩa trang liệt sĩ (quận 9, TP Hồ Chí Minh), nhà máy thủy điện Thác Mơ… Nhưng một ngôi nhà nhỏ, ước mơ của cả đời người cho riêng mình thì sao ? Để giúp CBCNV an cư lạc nghiệp, khi thủy điện Trị An xây xong, Trịnh Anh Dũng đề xuất với lãnh đạo Công ty dùng quỹ phúc lợi mua đất xây nhà. Nhờ thế hai khu cư xá của Chương Dương ở phường 24 và 25 quận Bình Thạnh ra đời, phân phối cho không CBCNV. Đến lúc Nhà nước có chủ trương hóa giá nhà, Công ty đã bàn giao hết số nhà trên cho Phòng quản lý đô thị quận. CBCNV, những người được phân phối nhà có trách nhiệm làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước thông qua cơ quan quản lý nhà đất. Nhờ thế, đến nay CBCNV Công ty Chương Dương đều có nhà ở riêng. Bản thân Trịnh Anh Dũng cũng được phân nhà, nhưng theo tiêu chuẩn của Tổng công ty, không ăn vào phần đơn vị.

Đầu năm 2003, Chương Dương cổ phần hóa, Trịnh Anh Dũng lại được CBCNV tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Công đoàn. Thuận lợi lùi lại sau lưng, khó khăn bày trước mặt. CĐCS Công ty cổ phần Đầu tư & Xây lắp Chương Dương hiện có 600 Công đoàn viên sinh hoạt trong 7 CĐBP, trong đó có bộ phận chỉ gồm 5 – 10 người, tổ ở đấy, bộ phận cũng ở đấy. Lấy các văn bản luật pháp Nhà nước ban hành làm kim chỉ nam, anh tiếp tục lãnh đạo Công đoàn Công ty hoạt động một cách có hiệu quả. Chương Dương luôn là một CĐCS mạnh của Công đoàn CC1, được tặng nhiều phần thưởng của Công đoàn cấp trên, trong đó có cờ Thi đua xuất sắc của Công đoàn Xây dựng Việt Nam (năm 2007).

Hiện nay Trịnh Anh Dũng là Phó Chủ tịch Công đoàn CC1, kiêm Chủ tịch Công đoàn cơ sở CTCP Đầu tư & Xây lắp Chương Dương. Còn nếu tính từ tháng 3-1989 đến nay anh đã trải 8 nhiệm kỳ, tròn 23 năm làm Chủ tịch. Ngẫm lại quãng đời dài hoạt động Công đoàn của mình, anh vui vẻ tự trào:

Với tôi có số trời ban
Gắn theo cái nghiệp Công đoàn nhiều năm.