Phát huy lợi thế đó, cộng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các Bộ, ngành Trung ương, cùng với sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 14 tỉnh thành phố vùng duyên hải miền Trung – Tây Nguyên, ngành Công Thương đã đạt được những kết quả đáng kể trong năm 2011 và 7 tháng đầu năm 2012: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng tương ứng 12,8% và 14,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 28,4% và 26,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% và 23,5%; kim ngạch nhập khẩu tăng 29,3%.
Toàn cảnh hội nghị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Ngành vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục:
- Tốc độ tăng trưởng ngành Công Thương trong khu vực đạt khá, nhưng quy mô và chất lượng tăng trưởng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng.
- Cơ cấu công nghiệp tại đa số địa phương còn tồn tại những mặt hạn chế: Hàm lượng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp còn thấp, tỷ lệ sản xuất gia công còn cao, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, tính độc lập của nền sản xuất chưa cao.
- Kim ngạch xuất khẩu còn thấp, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của địa phương là sản phẩm thô hoặc gia công nên chưa hiệu quả, sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.
- Quy hoạch chưa đồng bộ, còn thiếu tầm nhìn chiến lược, hiệu quả công tác quản lý nhà Nước về quy hoạch chưa cao. Quy hoạch các ngành, sản phẩm chủ yếu của vùng chậm được hoàn thiện, gây khó khăn cho địa phương trong xây dựng quy hoạch.
- Hạ tầng phục vụ công nghiệp vẫn còn hạn chế, đầu tư các cụm công nghiệp còn chậm, do thiếu vốn và khó khăn trong giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng đến thu hút đầu tư; Hệ thống mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại phát triển chậm, chưa tổ chức kênh lưu thông phân phối, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm sản xuất tại vùng sâu vùng xa, miền núi.
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành Công nghiệp. Trình độ quản lý, mức độ ứng dụng khoa học - kỹ thuật và năng lực dự báo thị trường còn hạn chế, bị động trong bối cảnh hội nhập quốc tế; thiếu nhiều chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm để làm công tác quản lý.