p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}
So với năm trước, có tới 9 trong tổng số 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ chính đã tăng giá. Trong đó, nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 42,29% (riêng dịch vụ y tế tăng 57,91%) so với năm 2016, theo sau là nhóm Giáo dục với 9,1% và nhóm Giao thông với 6,80%. Hai nhóm duy nhất giảm giá trong năm 2017 so với năm 2016 là Hàng ăn và dịch vụ ăn uống và Bưu chính viễn thông, lần lượt với 1,08% và 0,6%.
Năm 2017, 9 trong 11 nhóm hàng hoá và tiêu dùng đã tăng giá so với năm 2016.p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}
Theo nhận định của TCTK, một phần nguyên nhân gây tăng CPI năm 2017 là một số thay đổi về lương và giá theo các Thông tư và Nghị định đã kéo theo biến động giá dịch vụ, hàng hoá liên quan.
Giá dịch vụ y tế tăng theo bước 2 bao gồm chi phí tiền lương tại 27 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh) và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế được điều chỉnh tại 45 tỉnh (tính đến ngày 20/12/2017) dẫn đến giá các mặt hàng liên quan tăng 57,61% so với năm 2016, làm cho CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 2,03%.
Chỉ số giá nhóm giáo dục năm 2017 tăng 9,1% so với bình quân năm 2016 do các tỉnh điều chỉnh tăng học phí các cấp học theo lộ trình tăng học phí, khiến CPI năm 2017 tăng khoảng 0,41% so với tháng 12/2016 và CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 0,5% so với năm 2016.
Việc tăng mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 và mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2017 cũng ảnh hưởng tới giá một số loại dịch vụ liên quan tới sinh hoạt và gia đình như điện nước, bảo dưỡng nhà ở, thuê người giúp việc,… khiến các dịch vụ này đều tăng giá từ 3% - 8% so với năm trước.
Sự thay đổi về giá trên thị trường thế giới và nhu cầu trong nước tăng cao do thời điểm Tết Nguyên đán cận kề cũng là lý do nhiều mặt hàng tiêu dùng, nhiên liệu, nhóm du lịch đều chịu sự điều chỉnh, góp phần tăng CPI chung. Chỉ số giá các mặt hàng đồ uống và thuốc lá và các loại quần áo may sẵn đều tăng cao, lần lượt ở mức 1,52% và 1,07% so với cùng kỳ năm 2016. Giá gas sinh hoạt cũng được điều chỉnh theo giá gas thế giới, năm 2017 tăng 15,91% so với năm trước.
Năm nay được đánh giá là năm kỷ lục về số lượng bão, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông với 16 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới. Những thiệt hại lớn về người và vật chất mà thời tiết bất lợi gây ra đã làm cho chỉ số giá nhóm lương thực, thực phẩm tại các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng có mức tăng cao hơn các tỉnh khác, dẫn đến CPI chung cũng tăng theo, tiêu biểu là các tỉnh: Phú Yên ( tăng 1,62%), Ninh Thuận (tăng 1,51%), Khánh Hoà (1,05%),…
Tuy nhiên, năm 2017 cũng đã chứng kiến nhiều yếu tố góp phần kiềm chế CPI. Chỉ số giá nhóm thực phẩm bình quân năm 2017 giảm tới 2,6% so với năm 2016 (chủ yếu ở nhóm thịt tươi sống) làm CPI chung giảm khoảng 0,53% do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu trong nước không tăng và thương lái Trung Quốc hạn chế thu mua. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng hạn chế việc mua bán do lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm sau sự cố tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ ở lò mổ Xuyên Á tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10 vừa qua.
Các ngành, các cấp đã và đang tích cực triển khai thực hiện công tác chỉ đạo và kiểm tra, kiểm soát hoạt động dự trữ hàng hoá nhằm bình ổn thị trường và bình ổn giá tại địa phương vào dịp Tết. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Mặc dù đồng USD và giá vàng trên thế giới đều chịu những ảnh hưởng nhất định do bất ổn về chính trị và kinh tế, tuy nhiên tỷ giá USD/VND vẫn không có nhiều biến động và cũng không xảy ra tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế - xã hội trong nước.