Hội nghị với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam và hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu gạo của 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Hội nghị Thương mại Gạo thế giới lần thứ 10 và Hội nghị quốc tế mặt hàng gạo Việt Nam là sự kiện quan trọng, là cơ hội để Việt Nam được giới thiệu với bạn bè quốc tế hình ảnh của gạo Việt, sản phẩm của gạo Việt.
Và đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hơn cơ hội tiếp cận với cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hiện đại, học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu từ các chuyên gia hàng đầu thế giới về gạo và các sản phẩm từ gạo.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn, Hội nghị sẽ cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành lúa gạoTheo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 15/9/2018, Việt Nam đã xuất khẩu gạo đạt 4,73 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị 2,38 tỷ USD, tăng 24,8%.
Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đã chuyển dịch tích cực, tăng dần gạo trắng chất lượng trung bình và cao, gạo thơm, giảm dần gạo trắng chất lượng thấp. 8 tháng đầu năm 2018, gạo trắng chất lượng thấp chỉ còn chiếm tỷ trọng 2,01% tổng lượng gạo xuất khẩu. Trong khi đó, gạo trắng chất lượng cao và trung bình chiếm tổng cộng 42,46% và gạo thơm chiếm tới 33,24% tổng lượng gạo xuất khẩu.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng trong phối hợp với các tổ chức đối tác, các nước xuất, nhập khẩu gạo, không chỉ ở giá trị chuỗi cung ứng gạo mà còn tham gia phát triển công nghệ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực lúa gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới.
Bộ trưởng Trần Tuần Anh cho rằng, Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hơn cơ hội tiếp cận với cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hiện đại (ảnh: Báo Công Thương)Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó tập trung quan tâm phát triển thị trường xuất khẩu gạo để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu gạo; định hướng cho công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất lúa gạo hàng hóa trong nước theo hướng bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường.
Đồng thời, gắn phát triển thị trường xuất khẩu gạo với nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu của sản phẩm gạo xuất khẩu và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu.
Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, trong đó phát triển sản xuất, xuất khẩu lúa gạo chiếm một vị trí quan trọng, bảo đảm an ninh lương thực cho Việt Nam và góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho cả khu vực và thế giới.
Toàn cảnh Hội nghị thương mại Gạo thế giới lần thứ 10Diện tích trồng lúa hiện chiếm khoảng 60% tổng diện tích trồng cây hằng năm và sản xuất lúa gạo là nguồn sinh kế quan trọng cho khoảng 9 triệu hộ nông dân tại nông thôn Việt Nam. Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng trung bình hàng năm từ 5-6 triệu tấn sang 150 quốc gia, vùng lãnh thổ, thu về khoảng 2,5 tỷ USD.
“Việc Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị gạo thế giới lần thứ 10 khẳng định sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất gạo, đối với hợp tác quốc tế trong khu vực và toàn cần về sản xuất, thương mại gạo” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng cho rằng, sản xuất lúa gạo đã, đang và sẽ chịu tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, của làn sóng đô thị hóa. Thêm vào đó, tình hình chính trị - xã hội khu vực và thế giới nhiều diễn biến bất lợi, một số dịch bệnh mới xuất hiện có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, khả năng cung cấp lương thực và hoạt động thương mại gạo.
Tuy nhiên, khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn là hướng phát triển sản xuất lúa gạo vượt ra khỏi quan niệm truyền thống, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn sản xuất ra các sản phẩm mới, chế phẩm mới từ lúa gạo.
“Với thông điệp “Đầu tư vào ngành gạo trong tương lai”, Hội nghị sẽ cùng thảo luận các vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của thương mại gạo toàn cầu, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển gạo bền vững, trong quản lý chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu gạo và ứng dụng cách mạnh công nghiệp 4.0 trong ngành lúa gạo. Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia quốc tế sẽ góp cho hướng đi, hướng phát triển sản xuất, thương mại gạo Việt Nam”, Phó Thủ tướng kỳ vọng.