Quyết liệt bảo vệ tài
nguyên ranh giới mỏ
Đây là điểm Giám đốc Xí nghiệp
Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh đầu tiên khi trao đổi với chúng tôi bởi bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh thì công tác bảo vệ tài nguyên ranh giới mỏ có vị trí quan trọng không kém với đơn vị. Khai
trường của Xí nghiệp Than Hoành Bồ khá gọn và tập trung. Các vỉa cách nhau không quá 70m và chiều
dài chưa đầy 5km, được chia làm 2 khu riêng biệt là Tân Dân và Hạ My. Tuy nhiên, điểm bất lợi là
một số vỉa than mà đơn vị được giao quản lý đều chạy theo hướng Đông - Tây gần như lộ vỉa vì bề dầy
đất che phủ chỉ từ 2 - 10m, rất dễ nhận biết bằng mắt thường và từ lâu đã trở thành mục tiêu, cám dỗ
của các đối tượng khai thác than trái phép.
Nhận thức rõ thực tế này, Đảng ủy
và Ban Lãnh đạo Xí nghiệp đã sớm ra các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác bảo vệ tài nguyên
ranh giới mỏ, củng cố, chỉnh đốn lực lượng bảo vệ Xí nghiệp; xây dựng phương án bảo vệ, thành lập
Ban chỉ đạo bảo vệ tài nguyên ranh giới mỏ và ký hợp đồng bảo vệ với Công an huyện Hoành Bồ, Phòng
cảnh sát kinh tế Công an tỉnh và cả Cơ quan bảo vệ chuyên nghiệp 198 Quảng Ninh. Các đợt ra quân
rầm rộ của Đoàn kiểm tra liên ngành với đủ thành phần gồm lực lượng tự vệ chuyên nghiệp, công an,
quân đội, kiểm lâm và dân quân xã sẵn sàng san phẳng, phá sập các cửa lò than trái
phép.
Giám đốc Hải cho biết thêm, có
những thời điểm Xí nghiệp phải thành lập 2 trung đội bảo vệ tăng cường từ lực lượng Cựu chiến binh và thanh
niên đơn vị, phối hợp với lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp trực tuần tra 24/24 giờ, nhất là trong dịp
Tết, không để một chút sơ xẩy để bọn trộm cắp than có thể lợi dụng. Đây thật sự là kết quả đáng ghi
nhận tại một khai trường mỏ nhỏ, xa trung tâm trên 50 km đường rừng, đồng thời Xí nghiệp còn được
Ban quản lý Rừng phòng hộ Yên Lập đánh giá cao vai trò lực lượng bảo vệ của đơn vị tại khu vực nhạy
cảm này. Có thể thấy, sự phối hợp cộng đồng trách nhiệm của lực lượng chức năng, sự quan tâm đầu tư
và lãnh đạo của Công ty Than Uông Bí đã là tiền đề mạnh mẽ cho Xí nghiệp trong việc hoàn thành tốt
nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên ranh giới mỏ.
Người lao động chia sẻ khó
khăn với mỏ
Nói đến Than Hoành Bồ, người trong
ngành đều biết đây là nơi có điều kiện địa chất phức tạp gần như nhất Tập đoàn. Chính vì vậy, việc
tổ chức cơ giới hóa gặp rất nhiều khó khăn, hệ số mét lò tốn nhiều nhân công, trong khi đó công
suất mỏ ở đây chỉ duy trì từ 200 - 300 nghìn tấn/năm. Theo Giám đốc Hải, có thời điểm đơn vị không
có lò chợ nào, hiện tại Xí nghiệp đã gần như hết diện sản xuất nên đã phải chuyển một phân xưởng
lên Tràng Bạch. Mặc dù vậy, Than Hoành Bồ vẫn luôn chủ động, linh hoạt để vượt khó. Theo kế hoạch
sản lượng được giao năm 2013 là 250.000 tấn than nguyên khai thì dự kiến đến hết 6 tháng đầu năm,
đơn vị đã thực hiện được hơn 50%. Có được kết quả đó là nhờ Xí nghiệp tập trung đi sâu vào quản trị
chất lượng than, khoán đơn giá đến từng tổ đội, phân xưởng sản xuất; tăng cường công tác quản trị
chi phí với sự kiểm soát chặt chẽ; đẩy mạnh công tác an toàn và bảo vệ tài nguyên ranh giới
mỏ.
Cùng với sản xuất kinh doanh, việc
cải thiện điều kiện làm việc và chăm lo đời sống cho người lao động được Xí nghiệp quan tâm chu
đáo. Mặc dù đóng quân ở vùng xa xôi nhưng Than Hoành Bồ vẫn có một khu liên hợp phục vụ đời sống
công nhân mỏ từ nhà rèn luyện thể chất đa năng, bếp ăn công nghiệp đến khu tập thể được chia thành
từng dãy theo từng phân xưởng khá quy củ, bài bản với khoảng 300 - 400 người ở. Xí nghiệp còn có 10
xe đưa đón công nhân theo 3 tuyến từ Trới, từ Long Sơn (Bắc Giang), từ Dốc Đỏ (Tràng Bạch) đến văn
phòng Xí nghiệp và từ đây lên các cửa lò.
Tại khu tập thể công nhân, chúng
tôi được lắng nghe rất nhiều chia sẻ của thợ lò Than Hoành Bồ... Mỗi người một hoàn cảnh, một tâm sự nhưng tựu chung, họ đều rất yêu mỏ, đều đồng lòng và
sẵn sàng chia sẻ khó khăn với mỏ. Có những con người như vậy, tin rằng dù khó khăn đến đâu, Than
Hoành Bồ cũng sẽ luôn trụ vững và phát triển.
Than Hoành Bồ: Vượt "mỏ nhỏ đường xa"
TCCT
Với vị trí đóng quân ở xa trung tâm, xa khu văn hóa, khoáng sàng lại nằm trên vùng giáp ranh giữa Hoành Bồ, Quảng Ninh và Long Sơn, Bắc Giang nên vấn đề "đau đầu" nhất với Lãnh đạo Xí nghiệp Than Hoàn