Đơn vị huấn luyện là Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp cùng với sự có mặt của 632 học viên là CBCNV thuộc các Đơn vị trong Công ty Than Thống Nhất - TKV.
Trong thời gian diễn ra huấn luyện, các học viên được cán bộ Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp truyền đạt, hướng dẫn và huấn luyện rất kỹ các nội dung sau:
Thứ nhất: nội dung huấn luyện đối với người quản lý:
Quy định của pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển;
Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.
Thứ hai: nội dung huấn luyện đối với người được giao quản lý và bảo vệ kho mìn:
Quy định của pháp luật về bảo quản vật liệu nổ công nghiệp: Yêu cầu về kho chứa; phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
Thành phần, tính chất, phân loại và yêu cầu về chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;
Cách sắp xếp, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;
Quy trình xuất, nhập, thống kê vật liệu nổ công nghiệp; Trách nhiệm của người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp;
Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro trong bảo quản vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;
Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.
Thứ ba: nội dung huấn luyện đối với chỉ huy nổ mìn
Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;
Các phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn; xây dựng phương án nổ mìn; quy định về giám sát ảnh hưởng nổ mìn;
Phương pháp lập hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn điển hình và chỉ đạo thi công bãi nổ theo hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn đã lập;
Công tác bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại khu vực nổ mìn; Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ kho tới nơi sử dụng và ngược lại;
Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.
Thứ tư: nội dung huấn luyện đối với thợ mìn
Quy định pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam;
Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp; phân loại, kiểm tra chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy định về tiêu hủy và phương pháp tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn vật liệu nổ công nghiệp;
Phương pháp nổ mìn; các biện pháp an toàn khi nổ mìn; ảnh hưởng của nổ mìn đối với công trình, môi trường, con người; khoảng cách an toàn khi nổ mìn;
Thực hiện thi công nổ mìn: Đọc và hiểu hộ chiếu nổ mìn hoặc thiết kế nổ mìn; bảo quản vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn; biện pháp an toàn khi làm ngòi mìn, mìn mồi, lắp đạn vào ống mang (đối với nổ mìn trong khai thác dầu khí); công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng nổ mìn; xử lý mìn câm; phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thợ mìn;
Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai;
Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.
Thứ năm: nội dung huấn luyện đối với người vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
Quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với vật liệu nổ công nghiệp;
Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
Các phương pháp, biện pháp bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trong kho, vị trí trung chuyển, trên phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và khu vực nổ mìn;
Nhận diện nguy cơ có khả năng gây mất an toàn trong bốc dỡ, áp tải, vận chuyển, sử dụng và quy định bảo đảm an ninh, an toàn khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
Ứng phó sự cố liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định 71/2018/NĐ-CP.
Việc tổ chức mở lớp huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp là hoạt động thường niên mà Công ty Than Thống Nhất - TKV vẫn tổ chức thực hiện trong suốt nhiều năm qua.
Sau buổi huấn luyện, hầu hết các học viên đều được cấp Giấy chứng nhận đã huấn luyện đạt yêu cầu, nắm chắc được các nội dung huấn luyện mà các giáo viên đã truyền đạt. Từ đó kịp thời ứng phó với các sự cố liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp, góp phần giảm thiểu tối đa những thiệt hại không đáng có trong quá trình lao động sản xuất.