Than Vàng Danh: 4 bài học kinh nghiệm trong kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Trong các biện pháp xây dựng Công ty phát triển bền vững, lãnh đạo Than Vàng Danh luôn quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Công ty. Điển hình t
Ngoài việc kiểm tra công tác quản lý than ở các kho than, kiểm tra công tác sữa chữa lớn thiết bị cơ điện, kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản tự làm, kiểm tra công tác sửa chữa, phục hồi thiết bị, Công ty đã tổ chức kiểm tra quyết toán vật tư, tài sản ở các phân xưởng thuộc các khối: khai thác, đào lò, mặt bằng, phục vụ. Công ty cũng rất quan tâm chỉ đạo việc đi hiện trường kiểm tra việc lập Sổ theo dõi quản lý sử dụng vật tư, tài sản, lập phiếu báo sử vật tư hàng ca của các phân xưởng khối Khai thác, khối Đào lò, nhất là các vật tư đưa thẳng vào lò như: vì chống lò, gỗ chống lò, lưới thép trải nóc lò.

Để kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng quỹ lương, tiền lương theo nguyên tắc việc trả lương phải được gắn với năng suất lao động, chất lượng lao động, hiệu quả công tác, Công ty đã chỉ đạo tổ chức các cuộc kiểm tra công tác phân phối lương, khuyến khích lương tác nghiệp ở các phân xưởng. Sau mỗi đợt kiểm tra đều thông báo kết quả kiểm tra tới CBCNV đơn vị được kiểm tra để biết các tồn tại và cùng bàn các biện pháp khắc phục, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong CBCN đơn vị. Công ty luôn xác định để làm tốt công tác tiết kiệm chi phí, giảm giá thành thì phải tiến hành việc kiểm tra, kiểm toán công tác quản lý vật tư, tài sản từ cấp phân xưởng. Vì vậy, Công ty đã chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm toán quản lý, quyết toán vật tư, tài sản ở các phân xưởng phải được tiến hành thường xuyên.

Qua quá trình thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, Công ty rút ra 4 bài học kinh nghiệm sau: Thứ nhất, phải xác định trọng tâm trong việc tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ hướng vào công tác quản lý vật tư, tài sản, tiền lương ở cấp phân xưởng. Nếu làm tốt công tác này không những giúp phân xưởng thực hiện tốt công tác quản lý, còn giúp Công ty tăng cường quản trị chi phí, tạo sự đồng thuận trong tập thể CBCN đơn vị, giảm được các thắc mắc khiếu kiện; Thứ hai, thực hiện tốt công tác phối kết hợp trong công tác, kiểm tra giữa chuyên môn với các tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của các đoàn thể như UBKT Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân Công ty, thì công tác thanh, kiểm tra đạt trọng tâm, trọng điểm, thống nhất không bị chồng chéo; Thứ ba, trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm tra, kiểm toán, nếu tuân thủ trình tự, phạm vi, hình thức kiểm tra, kiểm toán theo Quy chế Kiểm toán nội bộ Tập đoàn và của Công ty thì công tác kiểm tra, kiểm toán sẽ đạt hiệu quả và Thứ tư, phải tăng cường công tác đi hiện trường, đôn đốc các đơn vị thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra, kiểm toán, các quy định quản lý của Công ty, đồng thời hướng dẫn các đơn vị về nghiệp vụ theo dõi quản lý vật tư, tài sản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở cấp phân xưởng và toàn Công ty.