Thảo luận quy định Cơ quan điều tra của VKSND

(Chinhphu.vn) - Trong phiên thảo luận tập trung, ngày 5/6, về dự án Luật Tổ chức Viện Kiểm sát (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đã bàn về quy định về Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân.
Thực tế nội dung cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) đã được quy định tại luật hiện hành, tuy nhiên, dự án Luật sửa đổi bổ sung thêm nhiệm vụ điều tra các tội của cán bộ thuộc cơ quan tư pháp trong khi thi hành nhiệm vụ, kiến nghị khởi tố, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, thi hành án (Điều 21).

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (TP Hải Phòng) đồng tình với quy định này vì "sẽ tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm sức mạnh của VKSND Tối cao, là công cụ phục vụ hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND".

Không đồng tình với quy định này, đại biểu Nguyễn Minh Kha (TP Cần Thơ) lý giải tại Điều 107, Hiến pháp năm 2013 quy định VKSND có hai chức năng công tố và giám sát các hoạt động tư pháp, do vậy trong dự luật cần bám sát vào hai chức năng trên.

Trong khi đó, ở Điều 2 của dự án luật quy định hoạt động công tố bao gồm cả việc xác định tội phạm và người phạm tội. Đại biểu Nguyễn Minh Kha cho rằng quy định như vậy là không phù hợp với chức năng hiến định của VKSND, dễ dẫn đến chồng chéo với hoạt động điều tra, không phù hợp với Kết luận số 92 ngày 12/3/2014 và Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Đối với đại biểu Phạm Trường Dân (tỉnh Quảng Nam), các điều luật quy định về Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, do đó, đại biểu này đề nghị không nên đưa vào dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) lần này.

Có ý kiến thì đề nghị không mở rộng phạm vi thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC như tại Điều 21 dự thảo Luật.

Bảo vệ quan điểm giữ quy định về cơ quan điều tra của VKSND Tối cao, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (tỉnh Phú Thọ) lý giải chức năng chính của VKSND là thực hành quyền công tố và trong thực hành quyền công tố bao gồm cả các quyền khởi tố, điều tra. Trong Điều 2 mới thể hiện quyền hoạt động tư pháp đối với VKSND trong hoạt động công tố là từ khâu truy tố mà không đề cập đến khâu khởi tố để thực hiện quyền điều tra.

Ông Khánh cũng đồng tình với quy định thẩm quyền cơ quan điều tra trong VKSND Tối cao vì nội dung này đã được quy định từ khi có VKSND đến nay, tức là từ năm 1960, gần đây nhất được khẳng định bằng Kết luận 92 của Bộ Chính trị sau khi tổng kết Nghị quyết 49 và cải cách tư pháp.

Thêm vào đó, thực tiễn tội phạm trong hoạt động tư pháp ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Vì vậy, việc tổ chức cơ quan điều tra VKSNDTC để trực tiếp điều tra các tội phạm trong hoạt động tư pháp do người của các cơ quan tư pháp thực hiện là cần thiết, góp phần nâng cao tính khách quan và hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm trong hoạt động tư pháp nói riêng.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Doãn Khánh đề nghị nghiên cứu mở rộng thêm thẩm quyền của cơ quan điều tra VKSND Tối cao không chỉ giới hạn trong phạm vi đối với các tội phạm trong hoạt động tư pháp do người của cơ quan tư pháp thực hiện trong 2 trường hợp: Một là khi VKSND thực hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc có dấu hiệu oan sai và yêu cầu điều tra bổ sung nhưng cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu của VKSND, trong trường hợp này cần có sự điều tra trực tiếp của VKSND.

Trường hợp thứ hai là khi VKSND có đầy đủ căn cứ để khẳng định, nếu giao cho cơ quan điều tra khác thực hiện điều tra thì sẽ không đảm bảo tính khách quan, minh bạch, tính nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt là người phạm tội là người thuộc cơ quan điều tra thì trường hợp này cũng nên giao cho VKSND trực tiếp điều tra.

function PrintPopup() { window.open('/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=200992', '', 'width = 890,height = 480,location= yes, resizable=yes,scrollbars=yes, toolbar=no,location=no,menubar=no'); } function EmailPopup(url) { window.open('/Utilities/Email4Friend.aspx?news_url=' + url, '', 'status=no,toolbar=no,scrollbars=yes,titlebar=no,menubar=no,resizable=yes,width=640,height=480,directories=no,location=no'); return false; } function socialShare(type, title, link) { title = typeof title !== 'undefined' ? title : document.title; link = typeof link !== 'undefined' ? link : window.location.href; var eTitle = encodeURIComponent(title); var eLink = encodeURIComponent(link); switch (type) { case 'fb': window.open('http://www.facebook.com/sharer.php?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'tw': window.open('http://twitter.com/home?status=' + eTitle + ' ' + eLink); break; case 'zm': window.open('http://link.apps.zing.vn/share?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'lh': window.open('http://linkhay.com/submit?url=' + eLink + '&title=' + eTitle); break; } return false; } function sns_click(type) { var sns_sharekey; if (type == "facebook") { sns_sharekey = 'http://www.facebook.com/sharer.php?u='; } else if (type == "zingme") { sns_sharekey = 'http://link.apps.zing.vn/share?url='; } else if (type == "googleplus") { sns_sharekey = 'https://plus.google.com/share?url='; } u = location.href; t = document.title; window.open(sns_sharekey + encodeURIComponent(u) + '&t=' + encodeURIComponent(t), 'sharer', 'toolbar=0,status=0,width=626,height=436'); return false; }