Theo đó, biên độ bán phá giá của sản phẩm ống thép cuộn cacbon của Việt Nam áp dụng đối với các doanh nghiệp tham gia hợp tác trong quá trình điều tra dao động trong khoảng 0 - 6,27%; đối với các doanh nghiệp không hợp tác dao động trong khoảng 113,18%, giữ nguyên mức trước khi DOC điều tra.
Trong biên bản kết luận vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép cuộn cacbon của DOC cũng đề cập đến biên độ bán phá giá đối với các sản phẩm từ UAE, Pakistanm và Oman. Riêng Pakistan bị điều tra thêm cả chống trợ cấp với mức biên độ trợ cấp xác định là 64,81%.
Lệnh áp thuế sẽ được DOC ban hành sau khi Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) ban hành kết luận về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của Mỹ. Thời gian lệnh áp thuế được ban hành dự kiến vào ngày 12/12/2016. Tuy nhiên, nếu ITC xác định không tồn tại về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa, vụ việc điều tra chống bán phá giá trên sẽ được hủy bỏ
Trước đó, ngày 18/11/2015, Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép cuộn cacbon nhập khẩu từ 5 quốc gia trong đó có Việt Nam sau khi các công ty gồm Bull Moose Tube Company, EXLTUBE, Wheatland Tube và Western Tube & Conduit đệ đơn kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp sản phẩm ống thép cacbon nhập khẩu từ 5 quốc gia bao gồm Việt Nam, Oman, UAE, Philipines và Pakistan.
Các sản phẩm bị
điều tra là ống thép hàn cacbon thuộc các mã HS: 7306.19.1010, 7306.19.1050,
7306.19.5110, 7306.19.5150, 7306.30.1000, 7306.30.5025, 7306.30.5032,
7306.30.5040, 7306.30.5055, 7306.30.5085, 7306.30.5090, 7306.50.1000,
7306.50.5050 và 7306.50.5070.