Thông tư 37: Đúng tinh thần Nghị quyết 19

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt may, đồng thời tránh cho người tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng bởi formaldehyt và amin thơm - hai hóa chất tron

Tuy nhiên, do sự chưa đọc kỹ, chưa hiểu đúng, hiểu đủ tinh thần của Thông tư 37 nên đã có một vài phải hồi không chính xác về tinh thần của Thông tư. Tại cuộc hội thảo được Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ước tổ chức vừa qua, đại diện Bộ Công Thương đã làm rõ những thắc mắc của dư luận, đồng thời, khẳng định là một lần nữa về sự tuân thủ tinh thần Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Thông tư 37.

Ngay tại Chương I, Điều 1 về Phạm vi điều chỉnh của Thông tư đã quy định rất rõ: “Thông tư này quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam” và tại Điều 2, đối tượng áp dụng Thông tư này là “Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam”. Có nghĩa là phạm vi, đối tượng áp dụng Thông tư này là tất cả các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Đây chính là điều thể hiện rõ nhất mục đích, tôn chỉ bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu sẽ phải thực hiện và đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Trên thực tế, ngành Dệt May Việt Nam xuất khẩu tới 85%, thị phần tiêu thụ trong nước chỉ chiếm khoảng 15% cho nên tác động của Thông tư này cũng chỉ chiếm một phần không lớn đối với tổng sản phẩm của ngành. Tại Hội thảo được Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tổ chức ngày 10/12 vừa qua, chuyên gia Phạm Thanh Bình - nguyên Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan thừa nhận đã có một sự hiểu sai không nhỏ khi cho rằng Thông tư 37 áp dụng với tất cả các sản phẩm dệt may. Do vậy, ông Bình đã nói: “Việc khẳng định Thông tư 37 chỉ áp dụng với sản phẩm tiêu thụ nội địa, còn nguyên liệu gia công, sản xuất xuất khẩu không phải kiểm tra, chỉ riêng điều đó đã xứng đáng nhận được những tràng vỗ tay dài”. Chuyên gia này còn khẳng định thêm: “Nếu đúng như vậy thì đã giảm được tới 80% vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp hiện nay”.

Theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, theo đó, nhiệm vụ của các Bộ ngành là đơn giản hóa thủ tục cấp chứng nhận hàng hóa, thực hiện khai báo C/O điện tử và kết nối vào cổng thông tin một cửa quốc gia. Tại Thông tư 37, đã có quy định trả kết quả trực tiếp tới hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và các hình thức khác. Tuy nhiên, đối với việc trả toàn bộ kết quả tới hệ thống này cần có cơ sở hạ tầng của tất cả các đơn vị đồng bộ và phù hợp với yêu cầu của hệ thống. Đây là phương án tối ưu và cần có sự đầu tư đồng bộ không chỉ từ cơ quan quản lý nhà nước, mà còn từ các đơn vị thực hiện. Bộ Công Thương sẽ bổ sung quy định cụ thể về vấn đề này khi điều kiện hạ tầng chung cho phép.

Mục tiêu của Thông tư 37 là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước trước việc sử dụng những sản phẩm may mặc có hàm lượng 2 hóa chất fomaldehhyt và amin thơm vượt quá hàm lượng cho phép có khả năng gây ung thư. Do vậy, việc lấy mẫu kiểm tra các sản phẩm là việc tối quan trọng.

Đặc thù của sản phẩm dệt may là thường xuyên thay đổi theo thị hiếu và có thể chuyển vào thị trường ngay sau khi được thông quan. Việc sử dụng các hóa chất thuốc nhuộm an toàn hoặc không an toàn trong xử lý hoàn tất vải có thể dễ dàng thay đổi đối với từng lô nhỏ. Việc kiểm soát thiếu chặt chẽ sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, việc áp dụng nhiều phương thức kiểm tra đã được đưa vào trong Thông tư 37 nhằm giảm số lượng mẫu lấy phục vụ kiểm tra (đối với kiểm tra giảm), giảm tần suất kiểm tra (đối với kiểm tra hồ sơ) và kiểm tra xác suất để đảm bảo tính công bằng. Đây là một trong những nội dung của Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) quy định về việc không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm có xuất xứ khác nhau. Với Thông tư 37, sản phẩm nhập khẩu nếu được chuyển sang hình thức kiểm tra giảm sẽ được đưa hàng về kho bảo quản nhằm giảm chi phí kho bãi cho doanh nghiệp và phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-CP .

Trong xu thế chuyển mình về kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện mục tiêu cổ phần hóa theo yêu cầu. Việc các đơn vị kiểm tra được sự ủy quyền của cơ quan quản lý sau khi đã có đánh giá năng lực là việc làm phù hợp yêu cầu của Nghị quyết. Thực tế, Việt Nam đã ký kết Thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của Tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC) và Tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC). Việc xã hội hóa công tác kiểm tra vừa phù hợp với các Thỏa ước, Hiệp ước quốc tế, vừa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của quốc gia. Việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát các đơn vị thực hiện sự ủy quyền kiểm tra nhà nước cũng đã được quy định rõ trong Thông tư 37.

Cơm ăn và áo mặc là hai nhu cầu tối thiểu của đời sống. Vấn đề an toàn thực phẩm đang vô cùng nan giải. Tương tự như vậy nỗ lực để tránh nguy cơ người dân bị tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại trên quần áo là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Một văn bản quản lý để đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng, của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý chỉ có thể dung hòa khi doanh nghiệp đặt mục lợi ích của người tiêu dùng và của cộng đồng song hành cùng mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Đây là hướng phát triển bền vững mà các nước trên thế giới đang tiếp cận. Việt Nam không thể đứng ngoài sự phát triển chung. Các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để có thể đáp ứng được các điều kiện phát triển theo xu hướng hội nhập sâu.