Thực thi văn hóa doanh nghiệp: Vừa là mục tiêu, vừa là động lực

Đầu năm 2010, Điện lực Bình Định cùng với các Điện lực khác trong Công ty Điện lực 3 được nâng cấp lên Công ty và đổi tên là Công ty Điện lực Bình Định. Cũng tại thời điểm ấy, Công ty Điện lực 3 cũng

Từ ý thức tiếp cận và thích nghi với cái mới

Nhận thức đây là chủ trương lớn của ngành Điện, VHDN là tài sản lớn, là vốn quý song hành với giá trị cốt lõi của ngành Điện mà CNCNV đã dày công xây dựng được từ những năm tháng khó khăn nhất, Công ty Điện lực Bình Định (BĐPC) đã triển khai việc thành lập Ban vận động xây dựng VHDN, do Giám đốc làm Trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn là Phó Ban thường trực và các ủy viên. Ban vận động chịu trách nhiệm triển khai chủ trương, tuyên truyền và đôn đốc kiểm tra các đơn vị, CBCNV thực hiện các tiêu chí VHDN trong Công ty.

Lấy tuyên truyền, quảng bá các nội dung về Văn hóa EVNCPC cho CBCNV để thống nhất nhận thức và hành động, mỗi CBCNV trong BĐPC được phát một tập tài liệu bỏ túi của EVNCPC như một cẩm nang; trong đó có các nội dung, chuẩn mực về VHDN: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các chuẩn mực đạo đức khác thuộc văn hóa EVNCPC.

Song hành với công tác tuyên truyền về nhận thức, BĐPC đã triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001- 2008 trong toàn Công ty với việc rà soát, xây dựng các Quy chế quản lý nội bộ BĐPC đang áp dụng, nhằm đáp ứng với yêu cầu quản lý SXKD và các hoạt động khác của BĐPC phù hợp với các quy chế quản lý nội bộ của EVN và quy định pháp luật có liên quan của Nhà nước.

Bên cạnh đó, hình thức, màu sắc của VHDN cũng được CBCNV thể hiện đồng bộ bằng đồng phục, trang phục thống nhất: Đối với CBCNV làm việc gián tiếp mặc đồng phục từ thứ 2 đến thứ 4 hằng tuần; đối với công nhân trực tiếp sản xuất được trang phục BHLĐ; CBCNV có bảng tên theo mẫu quy định và đeo bảng tên khi làm việc, công tác.

Sự thay đổi từ hình thức đến nội dung các lôgô, bảng hiệu, kiểu chữ, màu sắc thống nhất theo mẫu mã của ngành Điện, đến thể thức, cách trình bày văn bản trong nội bộ ngành Điện như một hiệu ứng dây chuyền đưa các nội dung, tiêu chí VHDN EVNCPC cứ thế lan toả trong sản xuất và đời sống CBCNV.

Đến hiệu ứng của VHDN với khách hàng, cộng đồng

VHDN đã tạo sự chuyển biến của ngành Điện trong giao tiếp với khách hàng, cộng đồng xã hội. BĐPC đã thành lập các phòng giao tiếp khách hàng, bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, chuẩn mực trong giao tiếp, giải thích và giải quyết kịp thời các yêu cầu nhạy cảm của khách hàng.

Qua đó, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiếp cận thông tin của ngành về các điều kiện tham gia sử dụng điện: giá điện, hợp đồng dịch vụ liên quan đến sản xuất, cung ứng và sử dụng điện.

Từ phòng giao tiếp khách hàng tại nhà Điều hành Công ty và ở 9 Điện lực đã trang bị các tiện nghi lịch sự: quạt, ghế ngồi, nước uống, báo chí, màn hình thông báo; Thực hiện chế độ một cửa – 1 cửa liên thông - trong việc thực hiện thủ tục cấp điện và dịch vụ cho khách hàng.

Đặc biệt, BĐPC đã đưa công nghệ thông tin vào áp dụng trong điều hành công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng. Nối mạng hệ thống thông tin qua trang thông tin điện tử để trả lời thắc mắc của khách hàng về giá điện, hợp đồng truyền điện mới, thời gian đóng, cắt điện để sửa chữa lưới điện, cách trả tiền điện qua thẻ, ngân hàng… được công khai rộng rãi.

Thực thi VHDN đã dần tạo được hình ảnh tốt đẹp của ngành Điện, CBCNV ngành Điện trong xã hội và cộng đồng, nhất là với những khách hàng của mình. Hướng mọi hoạt động của EVNCPC về con người và vì con người. Để làm được điều đó, nhân tố con người – những CBCNV BĐPC quyết định đến hiệu quả. Đã xuất hiện nhiều lời “cám ơn”, “xin lỗi” trong môi trường giao tiếp nội bộ và khách hàng, sự hài lòng của khách hàng còn thể hiện ở những thư khen và thư cám ơn mà trước đây BĐPC hiếm nhận được. Ngoài cách ứng xử văn minh lịch sự, tôn trọng khách hàng và cộng đồng xã hội, từng CBCNV BĐPC đều ý thức rằng thực thi VHDN chính là động lực, là mục tiêu của ngành Điện, bản thân phải phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình để đóng góp vào thành tích chung, vừa phải gương mẫu chấp hành pháp luật nhà nước, nội quy kỷ luật, xây dựng cuộc sống văn minh, lành mạnh và hạnh phúc.

Trong 3 năm qua (2010-2012) BĐPC đã nhận được 47 thư cám ơn và thư khen của khách hàng đối với CBCNV, BĐPC về các hoạt động cung ứng điện kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhất là công tác truyền điện mới, tổ chức thu tiền điện phù hợp tạo thuận lợi cho khách hàng, thủ tục phát triển phụ tải, tiếp nhận quản lý lưới điện hạ áp nông thôn..

Hiệu quả trong SXKD điện năng

Qua thực hiện VHDN tại địa bàn tỉnh Bình Định, trong 3 năm qua (2010-2013) CBCNV BĐPC đã có nhiều cố gắng thể hiện nét văn hóa nghề nghiệp từ nội bộ đến cộng đồng xã hội, nhất là trong đánh giá khách quan chân thành từ khách hàng của mình. VHDN chủ yếu vẫn là thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị , cung cấp điện an toàn liên tục và hiệu quả cho đời sống và sản xuất, đáp ứng các nhu cầu dùng điện của khách hàng.Trong 3 năm qua, BĐPC luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác, các chỉ tiêu SXKD của EVNCPC giao, sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng bình quân 12-14%. Năm 2011 – sau 1 năm thực thi VHDN, BĐPC đã đạt 3 đỉnh cao ấn tượng: Sản lượng điện thương phẩm vượt 1 tỷ kWh, Giá bình quân vượt 1.000 đồng/kWh và doanh thu tiền điện cũng theo đó vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ ngân sách với nhà nước và ngành Điện. Đây là những con số có ý nghĩa thiết thực, là dấu ấn quan trọng trong thực thi VHDN ở cơ sở.

Năm 2013 này, BĐPC phấn đấu đạt 1,353 tỷ kWh điện, hoàn thành tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn theo kế hoạch với địa phương, đưa chỉ tiêu điện dùng truyền tải và phân phối điện xuống dưới 6%. Đồng thời, qua đó thể hiện tác phong, đạo đức của nghề nghiệp. Hình ảnh tốt đẹp của người thợ điện Việt Nam đã tạo được niềm tin trong cộng đồng, xã hội.

Không dừng lại ở hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực thi VHDN đã là động lực xây dựng con người, nhiều CBCNV đã trưởng thành trong phong trào “nét đẹp người thợ điện” với đội ngũ 324 CBCNV có trình độ đại học, cao đẳng về nghiệp vụ, có 16 CBCNV vươn lên trình độ trên đại học, 48 kỹ sư điện đã có văn bằng đại học thứ 2 . Năm 2010-2012 có 24 đề tài, giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất được đề xuất và áp dụng mang lại hiệu quả cao làm lợi trên 3,5 tỷ đồng, 27 CSTĐ cơ sở được công nhận trong đó có 4 CSTĐ cấp ngành Công Thương.

Thực thi VHDN ở một đơn vị cơ sở như BĐPC đã trở thành mục tiêu, vừa là động lực có tác dụng đa chiều trong thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua đó, khách hàng và cộng đồng xã hội có được sự đánh giá một cách khách quan, chân thực về hình ảnh của ngành Điện và con người ngành Điện. Qua 3 năm (2010-2012) thực thi VHDN của BĐPC chỉ là bước khởi đầu với những kết quả cần được phát huy, nhân rộng, quan trọng nhất vẫn là xây dựng được niềm tin và hình ảnh ngành Điện trong lòng khách hàng để làm cơ sở cho VHDN phát triển vào chiều sâu.