Theo thống kê, mỗi ngày có tới 4.400 người chết vì bệnh lao trên toàn thế giới, tương đương với 20 vụ tai nạn máy bay. Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này, điều quan trọng là phải làm giảm thời gian điều trị bằng cách tác động trực tiếp vào trực khuẩn Koch (Mycobacterium tuberculosis) – vi khuẩn chính gây nên bệnh lao. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này có khả năng biến đổi và phát triển, trở nên kháng thuốc, chúng hình thành kháng thể chống lại hai loại thuốc mạnh nhất được sử dụng trong bước đầu điều trị bệnh lao. Những người nhiễm virut đã phát triển sẽ mắc bệnh lao “đa kháng thuốc”.
Điều này đã tạo nên một “cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng”, cảnh báo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). "Trên toàn thế giới, chỉ có 54% trường hợp nhiễm lao đa kháng thuốc (MDR-TB) được điều trị thành công. Năm 2017, gần 460.000 người bị nhiễm lao đa kháng thuốc. Trong đó, ba quốc gia có số bệnh nhân mắc bệnh nhiều nhất trên Thế giới là Ấn Độ (24%), Trung Quốc (13%) và Nga (10%).
Vài ngày trước Ngày Thế giới phòng chống lao, chủ nhật, ngày 24 tháng 3, thông tin về nghiên cứu mới nhất trong quá trình điều trị bệnh lao đa kháng thuốc đã được xác nhận. Theo đó, thời gian điều trị bệnh này có thể giảm tới một nửa, xuống còn 9 tháng trong khi liệu trình này mang lại kết quả tương đương. Việc này mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người bệnh và ngành Y tế thế giới: chi phí điều trị thấp hơn, bệnh nhân ít hơn và ít tác dụng phụ hơn.
Vào ngày 13 tháng 3, Tạp chí Y học New England đã công bố kết quả của thử nghiệm lâm sàng Stream được tiến hành ở Nam Phi, Ê-tô-pia, Mông Cổ và Việt Nam. Ý tưởng ban đầu được thành lập bởi Liên minh phòng chống lao; tài trợ bởi Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (Usaid); và được thực hiện bởi ba trường: Đại học College London (UCL), Trường Y khoa Vùng nhiệt đới của Liverpool và Viện Y học Nhiệt đới Antwerp.
Thử nghiệm trên nhóm gồm 424 bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh lao đa kháng thuốc. Nhóm này được chia ra làm hai nhóm nhỏ với hai liệu trình điều trị khác nhau. Nhóm thứ nhất (142 bệnh nhân) tuân theo chế độ điều trị dài hạn dựa trên 5 loại kháng sinh trong hai mươi bốn tháng, được WHO khuyến nghị vào năm 2011. Nhóm thứ hai (282 bệnh nhân) tuân theo chế độ ăn kiêng ngắn kéo dài mười sáu tuần, kết hợp bảy loại kháng sinh (một loại tiêm, kanamycin), sau đó là giai đoạn 16 tuần kết hợp bốn loại kháng sinh.
Kết quả thật đáng kinh ngạc: trong số 424 bệnh nhân, 250 người đã có cải thiện về tình trạng sức khỏe và 174 người cuối cùng đã được chữa khỏi hoàn toàn (80%).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ 55% số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc có thể được chữa khỏi.
Tỷ lệ thành công của nghiên cứu đã được nhân rộng trong các thử nghiệm lâm sàng khác trên ở Đông Âu, Châu Phi và Đông Nam Á
Kết quả thu được cho thấy rằng các phương pháp điều trị mới có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh và là một điều hứa hẹn với những bệnh nhân đang mắc bệnh lao đa kháng thuốc.