Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP: Hiện thực hóa giấc mơ công nghiệp khí Việt Nam

Tuổi 25 với sức trẻ vươn lên, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) hiện là một điển hình cống hiến của ngành công nghiệp khí Việt Nam. PV GAS đã khẳng định năng lực, trình độ của mình từ những cô

Khó tin nhưng có thật

Một hệ thống hoàn chỉnh và tiếp tục được hoàn chỉnh; rất nhiều những công trình hiện đại và đáng ngưỡng mộ; rất nhiều dự án phối hợp chi tiết, chỉn chu và đồng bộ, tạo nên cả một mạng lưới liên hoàn, phức tạp và quy mô để phục vụ mục tiêu phát triển nền công nghiệp khí ngày càng mở rộng. Đó là hình dung tổng thể nhất về cơ sở vật chất của PV GAS, nhưng nhiều khi khó tin nếu không được chiêm ngưỡng tận mắt. Chỉ trong vòng 25 năm, PV GAS đã biến giấc mơ khí của Việt Nam trở thành hiện thực, với sự hỗ trợ và chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương và đặc biệt là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Cơ sở vật chất của PV GAS hiện bao gồm các hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và phân phối khí: hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và phân phối khí bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn cung cấp cho các khách hàng tiêu thụ tại khu vực Đông Nam bộ; hệ thống thu gom vận chuyển, xử lý và phân phối khí PM3 - Cà Mau cung cấp khí cho các khách hàng tiêu thụ tại khu vực Tây Nam bộ, hệ thống thu gom vận chuyển, xử lý và phân phối khí Hàm Rồng - Thái Bình tại Bắc bộ. PV GAS cũng làm chủ một kho chứa LPG lạnh có sức chứa 60.000 tấn, duy nhất, lớn nhất và hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay. Tổng công suất tồn chứa của hệ thống gồm trên 92.000 tấn LPG, chiếm trên 50% công suất kho cả nước và khoảng 46.000 m3 Condensate. Ngoài ra, còn có hệ thống các trạm chiết nạp vào bình LPG trên toàn quốc.

Với mục tiêu phải tận dụng lượng khí đồng hành để bù đắp sự thiếu hụt nguồn năng lượng quốc gia, PV GAS đã khẩn trương xây dựng và lần lượt đưa các công trình khí trong hệ thống vào hoạt động. Được triển khai trong giai đoạn Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập với thế giới, các dự án xây dựng của PV GAS đều phải đối mặt với sự thiếu thốn về nhiều mặt: công nghệ, tài chính và thời tiết... Tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực và bằng mọi giải pháp, PV GAS đã triển khai tất cả các dự án theo hình thức chia giai đoạn, hoàn thành và lần lượt đưa từng dự án thành phần vào hoạt động. Đến nay 4 hệ thống thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ và phân phối khí đã tương đối hoàn chỉnh với quy mô rộng, sẵn sàng tiếp ứng cho những dự án hiệu quả hơn nối kết và phát triển. Cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp khí Việt Nam đã thành hình, tương đối hoàn chỉnh từ các khâu thu gom, chế biến, vận chuyển, tàng trữ và phân phối. PV GAS tự tin quản lý các hệ thống khí với tổng tài sản (số liệu hợp nhất) khoảng 2,5 tỷ USD với trên 1.000 km đường ống bờ biển, 2 nhà máy xử lý khí, hệ thống các kho chứa LPG trên 92.000 tấn… với sản lượng cung cấp đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Vì một nền công nghiệp khí Việt Nam

PV GAS được Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giao nhiệm vụ chính là thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến, kinh doanh khí và các sản phẩm khí trên phạm vi cả nước. Hoàn thành nhiệm vụ này cũng có nghĩa là xây dựng PV GAS thành doanh nghiệp hàng đầu về quy mô sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh trong lĩnh vực khí và phát triển các sản phẩm hóa từ khí và sản phẩm khí; cung cấp tối đa khí, sản phẩm khí cho các nhà máy điện, nhà máy đạm, sản xuất công nghiệp,… góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh lương thực quốc gia. Trong 25 năm qua, PV GAS đã luôn đi theo định hướng ấy và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Kể từ năm 1995 đến tháng 9/2015, PV GAS đã cung cấp cho thị trường trên 98 tỷ m3 khí khô, khoảng 9,8 triệu tấn LPG và khoảng 1,6 triệu tấn Condensate. Với việc quản lý và vận hành an toàn, liên tục các hệ thống thu gom, vận chuyển, tàng trữ, chế biến và phân phối khí từ các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn (ở khu vực Đông Nam bộ), Malay - Thổ Chu (khu vực Tây Nam bộ), bể Sông Hồng (khu vực Bắc bộ), hiện nay mỗi năm PV GAS cung cấp khí để sản xuất khoảng 35% sản lượng điện, 70% nhu cầu phân đạm và duy trì khoảng 70% thị phần LPG trong nước.

5 năm trở lại đây, PV GAS đạt tốc độ tăng trưởng (doanh thu) trung bình 8%/năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ trung bình 56%/năm. Song song đó, PV GAS đã chủ động nỗ lực tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật nâng cao hệ số thu hồi LPG tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố lên khoảng 17,2 - 19,8 tấn/ngày, góp phần gia tăng sản lượng LPG. Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS đã triển khai thực hiện Chương trình hành động, tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm cũng như thu xếp, quản lý vốn và giá thành sản phẩm chặt chẽ và hiệu quả đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các đơn vị. Kết quả bình quân mỗi năm PV GAS đã tiết giảm chi phí, giá thành sản phẩm khoảng 200 tỷ đồng.

Quá trình thành lập và phát triển của PV GAS

      + Ngày 20/9/1990, PV GAS được thành lập trên cơ sở Ban quản lý công trình Dầu khí Vũng Tàu với tên gọi ban đầu là Công ty Khí đốt với nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh khí và sản phẩm khí. Ngay sau khi được thành lập, PV GAS đã nhanh chóng tổ chức triển khai xây dựng hệ thống thu gom và sử dụng khí Bạch Hổ, hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tiên của ngành công nghiệp khí.

      + Ngày 17/11/2006, PV GAS được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Chế biến và Kinh doanh sản phẩm Khí.

       + Ngày 18/7/2007, Tổng công ty Khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH MTV Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí và một số đơn vị kinh doanh Khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

       + Ngày 16/5/2011, PV GAS chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

       Tổng số CBCNV bao gồm cả các đơn vị thành viên của PV GAS hiện nay có trên 3.500 người, trong đó trình độ đại học trở lên chiếm trên 70%.