Các nền kinh tế phát triển Mỹ, Nga, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc…. đều nằm trong danh sách những quốc gia có lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới. Thống trị thị trường vàng toàn cầu và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Top 1 Mỹ nắm giữ 8.133,5 tấn vàng dự trữ
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tức ngân hàng trung ương nước này, là đơn vị nắm giữ dự trữ vàng quốc gia lớn nhất thế giới, khoảng hơn 8.133,5 tấn. Phần lớn dự trữ vàng của Mỹ được cất trong những hầm vàng nằm sâu trong lòng đất ở Denver, Fort Knox và West Point. Con số này lớn đến mức nó có khối lượng gần bằng tổng số vàng mà Nga, Đức và Italia cộng lại. Phần còn lại trong dự trữ vàng của Mỹ được Cơ quan In tiền Mỹ (Mint) sử dụng như nguyên liệu để dập những đồng xu vàng theo ủy quyền của Quốc hội, và số này bao gồm vàng thỏi, phôi tiền xu vàng, tiên xu vàng… Với số lượng vàng dự trữ lớn như thế, không có gì khó hiểu khi Mỹ lại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Với 2 át chủ bài quyền lực là vàng và đồng USD, những biến động kinh tế chính trị của Mỹ nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư toàn cầu. Đặc biệt là những nhà đầu tư tài chính.
Đức giữ khoảng 3.362,4 tấn vàng dự trữ
Ngân hàng trung ương Đức Bundesbank năm 2022 đang nắm khoảng 3.362,4 tấn vàng, con số này chiếm gần bằng 1/3 tổng sản lượng vàng mà Mỹ đang nắm giữ . Điều đặc biệt là số vàng dự trữ của nước Đức không được cất chủ yếu ở Đức. Nó được phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài Đức, thì nó còn được lưu trữ ở Ngân hàng Pháp, ngân hàng Anh, ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ.
Ý với khoảng 2.452 tấn vàng dự trữ
Đứng thứ 3 trong danh sách những quốc gia có nhiều vàng trên thế giới chính là Italia. Đây là một trong những nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Âu.
Ngân hàng trung ương Italy Banca d’Italia bắt đầu dự trữ vàng vào năm 1893, khi ba định chế tài chính riêng rẽ hợp lại thành cơ quan này. Dự trữ vàng của Italy đã tăng từ 78 tấn vàng vào thời điểm đó cho tới 2.451,84 tấn hiện nay. Và có một điều khá thú vị với tình hình quản lý vàng ở đây. Nếu như hầu hết các quốc gia khác, vàng sẽ được sở hữu bởi nhà nước và do ngân hàng trung ương quản lý. Thì Italia, toàn bộ vàng đều được quản lý bởi ngân hàng trung ương chứ không thuộc sở hữu nhà nước
Và chúng được lưu trữ ở những kho chứa tại Rome, Ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ, Ngân hàng Anh.
Đây chính là những địa chỉ mà Italia đã “chọn mặt gửi vàng” theo đúng cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Điều đặc biệt nữa là chính phủ Italia từng tuyên bố rằng dù có bất kỳ khủng hoảng hay lỗ hổng ngân sách nào, thì quốc gia này sẽ tuyệt đối không bán đi bất cứ 1 gam vàng nào để bù lỗ.