Theo “Ý kiến quy phạm và thúc đẩy phát triển khu hợp tác kinh tế biên giới”, các biện pháp nói trên chủ yếu bao gồm tăng cường hỗ trợ vay vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với các khu hợp tác kinh tế biên giới; xây dựng trong khu hợp tác kinh tế biên giới khu vực Tây bộ các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề sản xuất được khuyến khích, trước năm 2020, giảm thu 15% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; cấp cho các khu hợp tác kinh tế biên giới quyền quản lý phê duyệt đối với các ngành vận tải giao thông có vốn đầu tư nước ngoài (vận tải hành khách), đại lý vận tải quốc tế, bán buôn. Ngoài ra, các chuyên gia còn đưa ra các biện pháp khuyến khích và chính sách hỗ trợ về các lĩnh vực như quản lý đất đai, giám sát đặc biệt hải quan, hợp tác lao động và công trình thầu bao.
Kể từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc đã phê duyệt thành lập 15 khu hợp tác kinh tế biên giới bao gồm Thủy Khẩu (Vân Nam), Mãn Châu Lý (Nội Mông), Đan Đông (Liêu Ninh)… với tổng diện tích là 92 ha.
Trong năm 2011, tổng giá trị ngành sản xuất được thực hiện trong khu hợp tác kinh tế biên giới đạt 43,3 tỷ NDT, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 56,7 tỷ NDT, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 14,3 tỷ USD, thực hiện vốn đầu tư nước ngoài đạt 560 triệu USD.
Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đã đưa ra “Quy hoạch phát triển khu hợp tác kinh tế biên giới và khu khai thác phát triển kỹ thuật kinh tế cấp quốc gia giai đoạn 5 năm lần thứ 12 (từ năm 2011-2015)”. Theo đó, Quy hoạch đã đưa ra mục tiêu cụ thể bao gồm: Tổng giá trị sản xuất trong khu đạt mức tăng trưởng 20%/năm, đến cuối năm 2015 đạt 98 tỷ NDT; thực hiện vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng trưởng 14%/năm, đạt 800 triệu USD; thuế thu đạt mức tăng 17%/năm, đạt 9 tỷ NDT; tổng giá trị sản xuất bình quân đầu người trong khu đạt 330 nghìn NDT.