Đối tượng, điều kiện tuyển sinh
Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
Phương thức tuyển sinh
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội.
- Xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học Trường Đại học Hà Nội
Ghi chú: Môn viết chữ IN HOA là môn nhân hệ số 2; Tổ hợp xét tuyển: D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh), D02 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga), D03 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Pháp), D04 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Trung), D05 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Đức), D06 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nhật), DD2 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Hàn), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
Thí sinh có tổng điểm 03 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 16 điểm trở lên (theo thang điểm 30, chưa nhân hệ số).
Tổ chức tuyển sinh
Thời gian; hình thức nhận đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Nguyên tắc xét tuyển:
Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của tất cả các phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.
a) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và Quy định về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển kết hợp vào đại học hình thức chính quy Trường Đại học Hà Nội năm 2024.
b) Xét tuyển kết hợp (dự kiến): Xét theo điều kiện và tiêu chí riêng. Xét theo tổng điểm quy đổi từ cao xuống thấp cho tới khi hết chỉ tiêu.
- Đối tượng 1:
Thí sinh là học sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;
(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;
(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.
- Đối tượng 2:
Thí sinh là học sinh THPT có kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 105/150, của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đạt từ 850/1200 và kết quả đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội từ 21/30 (tổ chức trong năm học 2023 – 2024) và đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;
(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;
(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.
- Đối tượng 3:
Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 và có kết quả thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt từ 1100/1600 điểm trở lên và còn thời hạn tính đến ngày nộp hồ sơ; hoặc có kết quả thi ACT (American College Testing, Hoa Kỳ) đạt từ 24/36 điểm trở lên và còn thời hạn; hoặc có chứng chỉ A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Vương quốc Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) sử dụng kết quả 03 môn để thay thế cho 03 môn xét tuyển của ngành học đăng ký, mức điểm mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUMrange ≥ 60).
- Đối tượng 4:
Thí sinh là học sinh các lớp chuyên, lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên và đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;
(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;
(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.
- Đối tượng 5:
+ Giải Nhất-Nhì-Ba cấp tỉnh/thành phố trở lên năm học 2023 - 2024.
+ Thành viên đội tuyển HSG cấp QG năm học 2022 - 2023 và năm học 2023 - 2024.
+ Tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức trong năm học 2023 - 2024.
+ Tham dự Vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam trong năm học 2023 - 2024.
Thí sinh là đối tượng 5 và đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;
(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;
(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.
c) Xét tuyển bằng kết quả thi THPT năm 2024.
- Tổng điểm để xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có) và điểm của môn thi chính đã nhân hệ số 2, xếp từ cao xuống thấp. Xét tuyển nhiều đợt cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành, theo nguyên tắc từ cao xuống thấp. Cụ thể cách tính điểm:
+ Đối với tất cả các ngành: điểm Toán + điểm Ngữ văn + (điểm Ngoại ngữ x 2) + (điểm ưu tiên x 4/3).
+ Riêng với ngành Công nghệ tài chính, Công nghệ thông tin, Công nghệ thông tin Chương trình tiên tiến và Truyền thông Đa phương tiện: điểm Toán + điểm Ngoại ngữ (hệ số 1) + điểm Vật lý (hoặc Ngữ văn) + điểm ưu tiên (hệ số 1).