Tương lai của điện thoại thông minh

Cách đây 20 năm, khi điện thoại di động chỉ là những “Cục gạch” chỉ nghe, gọi và nhắn tin và không ai nghĩ rằng 20 năm sau xuất hiện những chiếc smartphone có thể giúp con người làm được những việc kh

Tương lai những chiếc điện thoại sẽ như thế nào khi chúng ta đang sống trong một thời đại đỉnh cao của khoa học công nghệ. Chúng ta cùng điểm qua một số chiếc điện thoại qua trí tưởng tượng của các nhà thiết kế trong tương lai gần mà các nhà sản xuất đang hướng đến.

Điện thoại di động cơ bắp(thiết kế bởi Youngkwang Cho)

Điểm đặc biệt của mẫu điện thoại này là khả năng tự động co lại như như một cơ bắp khi nhận được thông báo.

Khi điện thoại đổ chuông, hình dáng của nó sẽ thay đổi từ dạng phẳng thành dạng cong, giúp người dùng có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn khi sử dụng. Sau khi hoàn thành cuộc gọi, người dùng có thể tắt điện thoại bằng cách ấn nó xuống một bề mặt phẳng.


Điện thoại di động lai(thiết kế bởi Alexander Mukomel)

Mẫu điện thoại này mang đến cho người dùng chức năng của cả điện thoại di động và máy tính bảng trong một thiết bị với kiểu dáng được thiết kế đẹp mắt. Sản phẩm này sở hữu hai màn hình cảm ứng: một màn hình nhỏ bên ngoài và một màn hình 9 inch lớn hơn mà người dùng có thể kéo ra từ bên trong màn hình nhỏ.

Toàn bộ thiết bị được bao phủ bằng chất liệu nano năng lượng mặt trời, có chức năng tự động cấp điện cho pin của điện thoại. Người dùng cũng có thể sử dụng chức năng sạc không dây có sẵn.


Mobikoma(thiết kế bởi Kamil Israilov)

Thoạt đầu, Mobikoma nhìn có vẻ như rất giống những chiếc smartphone chạy Windows Phone 8 hiện hành như Lumia 920 của Nokia.

Tuy nhiên, chiếc điện thoại này được thiết kế vô cùng độc đáo với 18 miếng ghép nhỏ. Chỉ cần hai miếng ghép chứa thẻ SIM và microphone là người dùng đã có thể thực hiện chức năng nghe – gọi cơ bản của một chiếc điện thoại. Vì vậy, người dùng có thể sắp xếp lại các miếng ghép để tại thành một chiếc điện thoại "hai mảnh" với kích thước nhỏ gọn, chỉ 44mm x 22mm x 6mm, hoặc biến Mobikom thành một chiếc máy tính bảng kích thước 198 x 132 x 6 mm bằng 9 miếng ghép, hoặc bất kỳ kích thước nào ở giữa hai con số trên.


Space3(thiết kế bởi Wenhing Chu & Kok Keong Wong)

Điện thoại Space3 được thiết kế đặt trọng tâm vào chức năng dẫn đường. Thiết bị này sở hữu hai màn hình trong suốt: một màn hình chính và một màn hình phụ. Khi điều hướng một tuyến đường mà màn hình chính không thể hiển thị hết thì màn hình phụ sẽ hỗ trợ hiển thị phần còn lại và bản đồ được mở rộng thành một mặt phẳng ảo không giới hạn.

Chiếc điện thoại này được thiết kế nhấn vào chức năng dẫn đường nhưng hai màn hình tương tác có thể chạy những ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn, một màn hình có thể được dùng để xem video trong khi màn hình còn lại hiển thị cửa sổ chat để người dùng tán gẫu với bạn bè.


Samsung One(thiết kế bởi Yejin Jeon)

Samsung One có hình dáng giống như một cây bút, nhưng điểm đặc biệt là nó có một màn hình hiển thị 6 inch có thể kéo ra từ bên trong.

Thiết bị này sử dụng bộ nhớ dựa trên công nghệ điện toán đám mây và sở hữu một màn hình cảm ứng nhỏ ở mặt bên của "cây bút". Với màn hình nhỏ này, người dùng có thể sử dụng để kiểm tra thời gian, đọc tin nhắn và thực hiện cuộc gọi. Samsung One sản phẩm được Yejin Jeon thiết kế để tham dự cuộc thi IF Design Talents 2012.


Philips FLUID(thiết kế bởi Dinard da Mata)

Philips FLUID là sản phẩm kết hợp giữa một chiếc điện thoại thông minh và một chiếc đồng hồ thông minh, kế thừa những sản phẩm công nghệ "có thể đeo được" của thì hiện tại.

Chiếc điện thoại này sở hữu màn hình OLED linh hoạt có thể đeo xung quanh cổ tay người dùng như một chiếc đồng hồ khi không sử dụng.


Windows Phone Surface N(thiết kế bởi KuanGaa Chen)

Sản phẩm này có lẽ là ý tưởng tuyệt vời nhất dành cho một chiếc điện thoại Windows Phone!

Windows Phone Surface N sở hữu một màn hình siêu mỏng với độ phân giải 4K – cao đến mức kinh ngạc! Ngoài ra, chiếc điện thoại này còn đi kèm với bản đồ tương tác 3D và một máy ảnh sử dụng công nghệ Lytro, cho phép người dùng tự thay đổi trọng tâm của bức ảnh sau khi chụp.


Nokia Morph(thiết kế bởi Trung tâm nghiên cứu Nokia và Trung tâm Nano Cambridge)

Là sản phẩm kết hợp giữa Trung tâm nghiên cứu Nokia và Trung tâm Nano Cambridge, Nokia Morph là phần khởi đầu của cuộc triển lãm "Thiết kế và Tâm đàn hồi" tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở thành phố New York, Mỹ.

Morph được hợp thành từ một loại vật liệu nano đặc biệt tương tự như tơ nhện và do đó có khả năng thay đổi hình dạng một cách kinh ngạc. Thiết bị này sử dụng năng lượng mặt trời và có khả năng tự làm sạch. Ngoài ra, Morph còn được trang bị một cảm biến nano tiên tiến có thể cung cấp dữ liệu để phân tích môi trường.


Smartphone O2: được làm từ cỏ tự nhiên và các thành phần có thể tái chế

Được tạo ra cho một chiến dịch của cộng đồng Bóng bầu dục vào năm ngoái, chiếc smartphone của O2 được làm từ các linh kiện điện thoại cũ và đặc biệt từ cỏ được cắt ở sân vân động Twickenham (Anh). Nhà thiết kế Sean Miles của DesignWorks đã tốn hơn 240 giờ để làm bộ vỏ của chiếc smartphone này bằng cách dùng cỏ được sấy khô trong vòng 2 giờ sau khi cắt và sau đó được đúc trong một lớp nhựa thân thiện với môi trường. Kết quả có được là một chiếc smartphone màu xanh lá với các họa tiết rất bắt mắt.


PhoneBloks: điện thoại lắp ghép từ những mô-đun có thể thay thế

Nói tới điện thoại lắp ghép có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến ngay tới Project Ara của Google, Fairphone Moto Z hay LG G5, tuy nhiên mẫu điện thoại đã được phát triển từ nhiều năm nay là PhoneBloks mới đáng nhắc đến đầu tiên. Với ý tưởng này, bạn sẽ không cần phải bỏ ra số tiền lớn để mua điện thoại mới, không bị hạn chế phần cứng, hỏng chỗ nào thay chỗ đó, đảm bảo không bao giờ phải sử dụng một thiết bị quá lạc hậu so với phần còn lại.


Điện thoại uốn cong của Samsung

Không có gì phải bàn cãi khi khái niệm điện thoại có màn hình uốn cong do Samsung khai sinh ra. Trong những năm qua, Samsung vẫn không ngừng phát triển về ý tưởng này, theo một số hình ảnh có được, hãng từng nghĩ đến việc sản xuất smartphone có thể đeo trên cổ tay.


Điện thoại uốn cong của Lenovo

Hiện tại cũng có một vài nhà sản xuất tham gia vào cách làm kiểu này, điển hình như Lenovo từng giới thiệu điện thoại có thể uốn cong quanh cổ tay, nhưng Samsung vẫn là nhà sản xuất có tiềm năng nhất trong “vụ”này.


Smartphone làm từ nhựa tái chế của Nokia

Nokia là một trong những hãng đầu tiên bắt tay vào xu hướng này với việc cho ra mắt một chiếc điện thoại được làm từ lon nhôm, chai nhựa và lốp xe cũ vào năm 2008. Bộ vỏ của thiết bị này được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tái chế. Không những thế, Nokia còn quan tâm cả tới kết cấu bên trong khi họ dùng những công nghệ thân thiện với môi trường như kĩ thuật in mạch điện tử (Printed Electronics) với mục đích giảm lượng khí CO2 và chất thải khi sản xuất cùng màn hình backlit để tiết kiệm năng lượng và giúp tăng tuổi thọ pin.


Các ý tưởng về điện thoại trong tương lai còn rất nhiều nhưng từ ý tưởng đến hiện thực đó là cả một quãng đường dài. Chúng ta sẽ được sử dụng những chiếc điện thoại nào trong tương lai? Chúng ta cùng nhau chờ đợi nhé nhưng hiện tại hãy tận hưởng những gì mình đang có.

Tổng hợp