Vicem Hoàng Thạch: Kích cầu nội địa, tìm kiếm thị trường mới

Những khó khăn do cung vượt cầu của ngành Xi măng đã được nói đến từ vài năm gần đây, nhưng thách thức không chỉ dừng ở đó. Sản lượng tiêu thụ giảm sút, tồn kho lớn, giá cả đầu vào tăng cao, đến

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, ước tính năm 2012, toàn Ngành có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến đạt từ 60 đến 62 triệu tấn, nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu khoảng 54 đến 56 triệu tấn, như vậy, dư thừa khoảng 6 triệu tấn. Toàn Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) có số lượng tồn kho đến hết tháng 6-2012 khoảng 1,2 triệu tấn, trong đó riêng clinke là 0,9 triệu tấn. Không chỉ các thành viên của Vicem mà nhiều đơn vị khác cũng phải đối mặt với hàng tồn kho. |Ước tính, lượng tồn kho của toàn ngành Xi măng khoảng 2,8 triệu tấn, tương đương 20 ngày sản xuất. Tuy nhiên, đối phó với vấn đề này, Vicem Hoàng Thạch đã có những giải pháp ngắn hạn, nhằm thúc đẩy tiêu thụ. Ông Đào Ngọc Bình – Tổng giám đốc Vicem Hoàng Thạch cho biết, trước hết để thúc đẩy tiêu thụ, Vicem Hoàng Thạch đã có bước đa dạng hóa sản phẩm mà cụ thể là sản xuất xi măng xây trát MC 25. Ông Bình cho biết, sản phẩm mới này có nhiều ưu điểm phù hợp với thị trường dân dụng, vì thế, mặc dù mới đưa ra thị trường nhưng đã nhận được những tín hiệu đáng mừng. 

Trong lúc này, hơn hết là cần tìm giải pháp trong ngắn hạn, lãnh đạo Vicem Hoàng Thạch phải đi đến quyết định dừng lò xi măng số 1 trong vòng 2 tháng đầu năm 2012, đồng thời, nâng năng suất hai lò còn lại để bảo đảm sản lượng. Thực sự với Vicem Hoàng Thạch đó là quyết định khó khăn nhưng cần thiết để tránh tình trạng tồn kho cao. Việc kích cầu tiêu thụ cũng cũng được Vicem Hoàng Thạch thực hiện quyết liệt như: áp dụng chính sách bán hàng linh hoạt; chiết khấu giảm giá; đa dạng hóa hình thức bán hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. 

Bên cạnh đó, Vicem Hoàng Thạch đã đưa ra các giải pháp như: củng cố hệ thống phân phối, tăng cường phối hợp giữa các đơn vị thành viên để hạn chế cạnh tranh nội bộ, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng các phân khúc thị trường khác nhau, đồng thời, kiểm soát tài chính chặt chẽ, chỉ đầu tư những gì thật cấp thiết. 

Trao đổi với phóng viên, ông Bình cho biết thêm, một giải pháp khác cũng được đề cập nhiều trong thời gian qua là xuất khẩu sản phẩm xi măng. Xét về hiệu quả kinh tế, xuất khẩu xi măng chưa thể mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng trong bối cạnh hiện tại lại giải quyết được nhiều vấn đề cho doanh nghiệp, trước hết là duy trì sản xuất, khấu hao máy móc, thiết bị, bên cạnh đó có nguồn tiền để trả nợ, giảm áp lực tiêu thụ nội địa, đồng thời giảm nhập siêu. Vì vậy, dù mới chập chững bước những bước đầu tiên ra thị trường nước ngoài, song cũng có thể xem đây là một giải pháp thiết thực và mạnh dạn mà Vicem Hoàng Thạch đã áp dụng trong thời điểm khó khăn này.