Yêu thương mẹ - Nhà giáo Ưu tú Trần Thị Hảo đã làm nên sự nghiệp

Ngồi trước mặt tôi là người phụ nữ ở độ tuổi trung niên, chị có gương mặt trắng trẻo, thanh tú nhưng đượm nét buồn, đó là Nhà giáo Ưu tú Trần Thị Hảo, chị đang giảng dạy và công tác tại Trường cao đẳn

Chị là con thứ của một gia đình nông dân nghèo ở huyện Quỳnh Côi vùng lúa Thái Bình. Bố mẹ chị có 7 người con, 2 trai đầu lòng và 5 gái... Khi tôi mới ướm hỏi về người mẹ, tôi bỗng nhận thấy trên gương mặt chị những giọt nước mắt đang từ từ lăn xuống. Thấy tôi nhìn có vẻ e ngại, chị Hảo giải thích: “Mỗi lần ai hỏi đến mẹ là em không sao ngăn được nước mắt ân hận, mẹ em là tuyệt vời”. Hảo kể : Nhà còn 6 người con, người anh trai đã đi bộ đội, còn lại 5 chị em gái. Tuy là cảnh nhà nông vất vả, nhưng mẹ Hảo luôn giành thời gian cho các con học. Bà muốn con mình học giỏi, mỗi đứa kiếm một tấm bằng, để có công ăn, việc làm mà xây dựng hạnh phúc về sau. Bà giành tất cả thời gian rảnh rỗi cho con cái học tập, việc nhà nông một mình bà lo tất. Thấy mẹ vất vả, chị em Hảo đòi làm giúp những công việc nặng nhọc ban đêm nhưng bà không nghe. Có cô con gái lớn bị bệnh mắt từ nhỏ, nghe người ta bày, bà lận đận đi tìm hoa tre để chữa mắt cho con, bất chấp trời nắng mưa, gió bão, hễ ai mách ở đâu có hoa tre là bà đều tìm đến hái cho bằng được. Có ít quà người con trai đi bộ đội về biếu, bà cũng đem bán đi để mua thuốc chữa mắt cho con. Người con gái ấy hiện giờ đã khỏe mạnh, đã có gia đình hạnh phúc. Riêng Hảo, mặc dù học tốt, nhưng chỉ giỏi khối A mà chị lại thi đại học khối B nên không đỗ, sau đó chị đi học Trung cấp.

Hồi mới tốt nghệp Trung cấp sư phạm công nghiệp Hưng Yên (năm 1987), lận đận 2 năm, đến năm 1989 chị Hảo mới được nhận vào Trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức, do cảm giác mình vẫn còn mắc nợ mẹ. Năm 1993, tuy đã xây dựng gia đình với anh Trần Quang Thiệp hiện đang là Phó phòng khảo thí và kiểm định chất lượng của trường, dù mới sinh con đầu lòng hơn 1 tuổi và phải nuôi thêm 1 người em của chồng ăn học, lúc bấy giờ chồng cũng đang đi học Đại học Kinh tế quốc dân, chị Hảo vẫn quyết tâm đi học liên thông lên đại học. Thời gian đi học liên thông này, chị Hảo được bạn bè, thầy cô giúp đỡ do rất thán phục người phụ nữ có lòng yêu nghề và quyết tâm vươn lên ấy. Vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn để học tập, cuối cùng chị đã tốt nghiệp đại học với kết quả đáng nể. Năm 1994 sau khi tốt nghiệp đại học chị về lại Trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức, tham gia giảng dạy và kinh qua nhiều trách nhiệm cho đến bây giờ. Trong 3 năm 1995, 1997, 1999 cô Hảo được cử đi thi và đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm 2006 cô được Trường cử đi thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc, cô đã đạt giải nhất. Cô đã đạt 5 lần giải nhất quốc gia khi đi thi giáo viên dạy giỏi.

Chẳng những chị Hảo nuôi dạy 2 con mình rất tốt, mà đối với học sinh, sinh viên trong trường, chị luôn đặt mình ở địa vị người mẹ, người bạn của các em, giúp đỡ các em tận tình, khi làm chủ nhiệm lớp 17 Tiện, có em Nguyễn Đình Dinh là học sinh đầu gấu, nhiều lúc bỏ học, hỗn láo với thầy cô, thế mà Nhà giáo Ưu tú Trần Thị Hảo đã dần cảm hóa được em. Khi cô giáo bị bệnh đi nằm Viện, Dinh là học sinh đầu tiên đi thăm cô Hảo

Trong quá trình công tác cho đến bây giờ, cô giáo Trần Thị Hảo vẫn được lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp đánh giá tốt, năm 2005 cô được đề bạt làm Phó Trưởng khoa Nguội, đến năm 2008 được đưa lên làm Trưởng khoa Cơ khí I, năm 2009 đến 2010 là Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy. Và từ cuối năm 2010 đến nay là Phó phòng đào tạo của Trường. Trong bất cứ cương vị nào, cô Hảo cùng chồng chẳng những phấn đấu tốt trong công tác, mà còn nuôi dạy 2 con rất ngoan, cháu trai đầu lòng đã đỗ 2 trường đại học. Cháu gái còn nhỏ đang học phổ thông, cả 2 cháu đều rất ngoan ngoãn, học giỏi. Gia đình cô Hảo nhiều năm liền được tôn vinh là gia đình hiếu học. Năm 2010 Cô Hảo được tôn vinh là Nhà giáo Ưu tú.

Mặc dù phải rẽ nhiều ngã, bây giờ tuy đã thành công, vừa có bằng đại học, vừa có bằng thạc sĩ. Nhưng khi chị đạt được điều này, thì người mẹ thân yêu của chị đã ra đi hơn chục năm rồi. Chị khóc và nói: Tuy em đã đạt được những điều mẹ ao ước dạy dỗ, nhưng quá muộn màng. Mẹ dạy chị em em rằng : “Nếu không dạy dỗ được con mình, thì đừng đi dạy con người khác”,

Điều mẹ dạy đối với Hảo thấm đẫm đến tận bây giờ, cho nên lúc nào chị cũng có cảm giác mình còn mắc nợ mẹ.