10 tháng năm 2014, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư hơn 2,36 tỷ USD

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt hơn 245,3 tỷ USD, tăng 12,8%, tương ứng tăng gần 27,8 tỷ
Cụ thể, tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 10/2014 là gần 24,14 tỷ USD, tăng 8,9%, tương ứng tăng gần 2,29 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 14,07 tỷ USD, tăng 11,3%, tương ứng tăng hơn 1,43 tỷ USD so với tháng 9/2014 và nhập khẩu đạt hơn 14,07 tỷ USD, tăng 6,5%, tương ứng tăng 856 triệu USD. Do vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 10 chỉ thâm hụt 4 triệu USD.

1. Một số nhóm hàng xuất khẩu chính

Gạo: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2014 đạt đạt 602 nghìn tấn, tăng 16% và trị giá đạt 291 triệu USD, tăng 19,6%. Như vậy, xuất khẩu gạo trong tháng 10 tăng 48 triệu USD, trong đó tăng do lượng là 39 triệu USD và tăng do giá là 9 triệu USD.

Tính đến hết tháng 10/2014, tổng lượng gạo xuất khẩu là 5,6 triệu tấn, giảm 4,3% và trị giá đạt 2,57 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 10 tháng năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,92 triệu tấn, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32,5% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu gạo sang Philipin tăng mạnh 247% về lượng, đạt 1,26 triệu tấn; tiếp theo là: Malaixia: 427 nghìn tấn, tăng 6,5%; Ghana: 275 nghìn tấn, giảm 17,5% ; Cu Ba: 272 nghìn tấn, tăng 20,6% so với 10 tháng/2013.

(Theo số liệu của Tổng cục Hải quan)

Hạt điều: Trong tháng 10/2014, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 29 nghìn tấn, giảm 1,8% so với tháng trước, trị giá đạt 199 triệu USD, giảm 0,6% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10 năm 2014, lượng hạt điều xuất khẩu đạt 257 nghìn tấn, tăng 20,5% và trị giá đạt 1,68 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan và Ôxtrâylia là 4 đối tác chính nhập khẩu hạt điều của Việt Nam với lượng nhập khẩu lần lượt là 83 nghìn tấn, 42 nghìn tấn, 27 nghìn tấn và 14 nghìn tấn. Như vậy, tổng lượng hạt điều Việt Nam xuất khẩu vào 4 thị trường này chiếm 65% lượng điều xuất khẩu của cả nước trong 10 tháng năm 2014.

Cao su: Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng đạt 148 nghìn tấn, với trị giá là 221 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và tăng 7,1% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2014, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 843 nghìn tấn, tăng 1,3% và trị giá đạt 1,45 tỷ USD, giảm 25,9%.

Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 10 tháng qua, với 374 nghìn tấn, giảm 2,3% và chiếm 44% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: 176 nghìn tấn, giảm 6,9%; Ấn Độ: 73 nghìn tấn, giảm 5,4%... so với cùng kỳ năm trước.

Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 10/2014 là 95,8 nghìn tấn, trị giá đạt 212 triệu USD, giảm 1,6% về lượng và 1% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2014, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,48 triệu tấn, trị giá đạt 3,09 tỷ USD, tăng 36,5% về lượng và 33,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 829 triệu USD, tăng 14,8% so với tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng lên 6,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với 10 tháng năm 2013. Trong 10 tháng năm 2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ đạt 1,43 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước; Liên minh châu Âu (EU): 1,19 tỷ USD, tăng 26%; Nhật Bản: 980 triệu USD, tăng 9%; Hàn Quốc: 533 triệu USD, tăng 38,3%...

Dầu thô: Trong tháng, lượng dầu thô xuất khẩu là 770 nghìn tấn, tăng 25,2%; trị giá đạt 519 triệu USD, tăng 10,5% (tương ứng tăng 49 triệu USD) so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2014, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 7,61 triệu tấn, tăng 9,7% và kim ngạch đạt 6,32 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia: 1,96 triệu tấn, tăng 36,6%; sang Nhật Bản: 1,69 triệu tấn, giảm 12,1%; sang Trung Quốc: 1,33 triệu tấn, tăng 92,9%; sang Malaixia: 836 nghìn tấn, giảm 13,7% so với 10 tháng năm 2013.

Than đá: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2014 đạt 512 nghìn tấn, trị giá hơn 38 triệu USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 17,1% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10 năm 2014, lượng xuất khẩu than đá của cả nước là 6,29 triệu tấn, giảm 37,3% với trị giá là 469 triệu USD, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất sang Trung Quốc đạt 3,87 triệu tấn, giảm gần 50% so với 10 tháng năm 2013 và chiếm 61% tổng lượng than đá xuất khẩu của cả nước.

Xăng dầu các loại: Lượng xuất khẩu trong tháng đạt gần 86 nghìn tấn, tăng 73% và trị giá là 75 triệu USD, tăng 62,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2014, lượng xuất khẩu nhóm hàng này đạt 858 nghìn tấn, trị giá đạt 807 triệu USD, giảm 21,1% về lượng và giảm 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Hàng dệt may: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 10/2014 đạt 1,96 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng dệt may trong 10 tháng năm 2014 lên 17,43 tỷ USD, tăng 18% (tương ứng tăng gần 2,66 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính đến hết tháng 10/2014, hàng dệt may là nhóm hàng dẫn đầu về đóng góp vào phần tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 10 tháng năm 2014 sang thị trường Hoa Kỳ đạt 8,17 tỷ USD, tăng 14,2%; sang EU đạt 2,72 tỷ USD, tăng 24,2%; sang Nhật Bản đạt 2,16 tỷ USD, tăng 9,8%; sang Hàn Quốc đạt 1,86 tỷ USD, tăng 37,8%. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang 4 thị trường lớn trên chiếm tới 85,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Giày dép các loại: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 863 triệu USD, giảm 13,4% so với tháng 9. Tính đến hết tháng 10 năm 2014, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 8,3 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 2,88 tỷ USD, tăng 25,5%; tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,68 tỷ USD, tăng 25,8%; sang Nhật Bản đạt 437 triệu USD, tăng 40%; sang Trung Quốc đạt 427 triệu USD, tăng 42,2%... so với 10 tháng năm 2013.

Điện thoại các loại & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 10/2014 đạt 2,22 tỷ USD, tăng 8,6% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 10 tháng năm 2014 lên 19,48 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại & linh kiện từ Việt Nam với trị giá đạt 6,97 tỷ USD, giảm 0,4% và chiếm 36% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là các thị trường: các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất: 3,12 tỷ USD, tăng 5,7%; đặc biệt xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,1 tỷ USD, tăng gấp gần 2 lần; Hồng Kông: 695 triệu USD, giảm 7,4%... so với cùng kỳ 10 tháng năm 2013.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Tháng 10/2014, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,37 tỷ USD, tăng tới 39,6% so với tháng trước (tương ứng tăng 389 triệu USD về số tuyệt đối). Trong đó, xuất sang Hoa Kỳ tăng đột biến, đạt 189 triệu USD, tăng gấp gần 2 lần (tương ứng tăng 121 triệu USD).

Tính đến hết tháng 10/2014, xuất khẩu nhóm hàng trên sang Trung Quốc đạt 1,74 tỷ USD, giảm 3%; sang EU đạt 1,7 tỷ USD, giảm 12%; sang Malaixia là 300 triệu USD, giảm 68,7%. Ngược lại, xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,64 tỷ USD, tăng tới 41,8%; sang Hồng Kông đạt 690 triệu USD, tăng 110%; sang Singapore đạt 389 triệu USD, tăng 20,7%... so với 10 tháng năm 2013.

2. Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

(Theo số liệu của Tổng cuc Hải quan Việt Nam)

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,24 tỷ USD, tăng 9,7% so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2014, trị giá nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là gần 18,3 tỷ USD, tăng 20,6% so với 10 tháng năm 2013, tương đương tăng hơn 3,12 tỷ USD, chiếm gần 25% phần trị giá tăng thêm của nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 10 tháng năm 2014.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 10 tháng qua với trị giá là 6,45 tỷ USD, tăng 21,9%; tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản: 2,98 tỷ USD, tăng 24,1%; Hàn Quốc: 2,54 tỷ USD, tăng 10%; Đài Loan: 1,18 tỷ USD, tăng 57,7%…

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,87 tỷ USD, giảm 6,9% so với tháng trước. Tính trong 10 tháng năm 2014, cả nước nhập khẩu 15,02 tỷ USD nhóm hàng này, tăng nhẹ 0,3%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 13,66 tỷ USD, giảm 1,3% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 1,36 tỷ USD, tăng 19,24% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong 10 tháng/2014, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 4,15 tỷ USD, giảm 6,3%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 3,7 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%; Singapore: 1,93 tỷ USD, tăng 10,6%; Nhật Bản: 1,5 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9%... so với cùng kỳ năm 2013.

Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng là 627 nghìn tấn, trị giá là 525 triệu USD, tăng mạnh 37,6% về lượng và 34,1% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 10 tháng năm 2014, cả nước nhập khẩu 7,33 triệu tấn, tăng 19,4% với trị giá là 6,83 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 2,33 triệu tấn, tăng 28,9%; Trung Quốc: 1,03 triệu tấn, tăng 33,7%; Đài Loan: 1,12 triệu tấn, tăng 4,4%; Hàn Quốc: 547 nghìn tấn, tăng mạnh 39%... so với 10 tháng năm 2013.

Sắt thép các loại: Nhập khẩu nhóm hàng này tiếp tục tăng cao và là tháng thứ 4 liên tiếp lượng nhập khẩu đạt trên 1 triệu tấn (đạt 1,33 triệu tấn, tăng 22,3% so với tháng trước). Tính đến hết tháng 10/2014, lượng sắt thép cả nước nhập về là 9,43 triệu tấn, trị giá là 6,26 tỷ USD, tăng 18,2% về lượng và tăng 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng qua từ: Trung Quốc là 4,77 triệu tấn, tăng 58%; Nhật Bản: 1,87 triệu tấn, giảm 13,3%; Hàn Quốc: 1,19 triệu tấn, tăng 3,2%; Đài Loan: 957 nghìn tấn, tăng 20%; Ấn Độ: 323 nghìn tấn, giảm 4,3%... so với 10 tháng năm 2013.

Ô tô nguyên chiếc: Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tiếp tục ở mức cao với lượng nhập khẩu trong tháng lên tới gần 7,58 nghìn chiếc, tăng 11,6% so với tháng trước, trị giá là 172 triệu USD, tăng 7,3%. Trong đó, lượng ô tô tải tăng mạnh nhất 20,8% (đạt 2,9 nghìn chiếc) và nhập khẩu nhiều nhất là ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống với 3,3 nghìn chiếc, tăng 9,2% so với tháng trước.

Trong 10 tháng năm 2014, cả nước nhập về 51,6 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại với trị giá gần 1,14 tỷ USD, tăng mạnh 78,6% về lượng và 96,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, lượng xe 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam là 22,8 nghìn chiếc, tăng 70,2%; ô tô tải là 20,5 nghìn chiếc, tăng 55,8% và ô tô loại khác là 7,5 nghìn chiếc, tăng mạnh 306% so với cùng kỳ năm 2013.

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 12,93 nghìn chiếc, tăng 5%. Tiếp theo là Thái Lan: 10,71 nghìn chiếc, tăng mạnh 63,7%; Trung Quốc: 9,65 nghìn chiếc, tăng mạnh 205%; Ấn Độ: 8,58 nghìn chiếc (cùng kỳ năm 2013 là 975 chiếc)…

Nhóm nguyên vật liệu dệt may, da, giày: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,62 tỷ USD, tăng 13,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10/2014, trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ ngành dệt, may, da, giày của cả nước là 14,23 tỷ USD, tăng 16,6% so với 10 tháng/2013. Trong đó, trị giá nhập khẩu vải là: 7,79 tỷ USD, tăng 14,1%; nguyên phụ liệu: 3,9 tỷ USD, tăng 25,3%; xơ sợi: gần 1,3 tỷ USD, tăng 2,9% và bông là 1,24 tỷ USD, tăng 23,3%.

Trong 10 tháng/2014, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 5,6 tỷ USD, tăng 23,5%; tiếp theo là Hàn Quốc: 2,32 tỷ USD, tăng 8,9%; Đài Loan: 1,9 tỷ USD, tăng 8,6%; Hoa Kỳ: 692 triệu USD, tăng 13,6%… so với cùng kỳ năm trước.

Hóa chất: Trị giá nhập khẩu trong tháng 10/2014 đạt 316 nghìn USD, tăng 9,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 10 năm 2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hóa chất đạt hơn 2,75 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp hóa chất cho Việt Nam là Trung Quốc đạt kim ngạch 820 nghìn USD, đứng thứ 2 là thị trường Đài Loan với kim ngạch 381 nghìn USD; thứ 3 là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 275 nghìn USD.