Bộ Công Thương khuyến khích đẩy mạnh xây dựng chiến lược, đề án phát triển Công nghiệp và Thương mại tỉnh Thanh Hóa

Ngày 19/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham gia đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá.

Theo báo cáo của Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2021 và 02 tháng đầu năm 2022, cùng với cả nước, Thanh Hóa gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các ngành, lĩnh vực và đời sống của Nhân dân.Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương, cùng với sự đoàn kết, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ được ổn định và đạt nhiều kết quả quan trọng.

bo truong

Hiện tại, Thanh Hóa đang triển xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025; Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai kịp thời Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội. Kinh tế năm 2021 của Thanh hóa tăng trưởng khá cao, nhiều chỉ tiêu chủ yếu vượt mức kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8,85%, sản xuất công nghiệp được duy trì và phát triển khá với chỉ số IPP tăng 16,93% so với cùng kỳ.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong những năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2015-2020 và 2021 của Đảng bộ tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của Thanh Hóa luôn gấp 2-3 lần so với cả nước, điều này chứng tỏ sức bật của Thanh Hóa đã và đang được khai thác phát huy có hiệu quả. Hiện nay, nhờ có Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết 37 của Quốc hội, tỉnh hoàn toàn có những điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới.

bo truong 1

Bộ trưởng đề nghị Thanh Hoá cần đẩy nhanh xây dựng quy hoạch tỉnh, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là  theo luật quy hoạch mới đã không còn quy hoạch ngành địa phương, điều này đòi hỏi Thanh Hóa cần xây dựng các chiến lược, đề án phát triển các ngành kinh tế dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, định hướng quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng, từ đó tích hợp vào quy hoach tỉnh, đối với ngành Công Thương là đề án quy hoạch phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ. Khi quy hoạch tỉnh cần chú ý bám sát quy hoạch ngành, với ngành Công Thương là quy hoạch năng lượng, quy hoạch điện và quy hoạch khoáng sản và quy hoạch kho xằng dầu.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng với tiềm năng sẵn có về tài nguyên khoáng sản, Thanh Hóa nên chú trọng phát triển ngành công nghiệp vật liệu, luyện kim, cơ khí, chế tao, chế biến và công nghiệp hỗ trợ. Đây chính là những ngành công nghiệp nền tảng phù hợp với định hướng của Nghị quyết 58, đặc biệt Thanh Hóa cũng có tiềm năng về công nghiệp hóa chất, nhất là hóa chất cơ bản. Bộ Công Thương cũng đang tham mưu cho chính phủ xây dựng các cơ chế chính sách để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vật liệu... và sắp tới Thanh Hóa phối hợp với ngành Công Thương để cùng xây dựng chiến lược và tích hợp với quy hoạch của tỉnh.

Theo Bộ trưởng, Thanh Hóa là địa phương có vị trí địa lý chính trị, kinh tế, quốc phòng quan trọng của cả nước cũng như khu vực Đông Nam Á, hội tụ các loại hình giao thông chủ yếu như đường biển, đường sắt, đường hàng không vì vậy bên cạnh việc chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, Thanh Hóa cần chú trọng hơn đến việc phát triển lĩnh vực logistic để trở thành cầu nối giao thông của vùng, liên vùng và trong khu vực nhằm phát huy tiềm năng của tỉnh và thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông với 7,3 triệu dân, nên tỉnh cần chú trọng khai thác, phát triển thị trường nội địa bằng các hình thức như thương mại điện tử, thương mại truyền thống. Nếu tỉnh tập trung khai thác cùng với phát triển trung tâm logistic sẽ rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa trong nước và quốc tế.

Bộ trưởng cho biết, tỉnh đã rất đúng, rất trúng khi đưa các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và đất đai về các vùng miền núi giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề về lao động để người dân “ly nông mà không ly hương”, nâng độ đồng đều về kinh tế, văn hóa của các vùng miền trong tỉnh, củng cố kinh tế chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng. Tỉnh cũng nên kết hợp với các Bộ, ngành, có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp, người sản xuất có thể khai thác những thế mạnh mà các hiệp định tự do thương mại FTA mà Việt Nam đã tham gia.

Để thực hiện được những việc trên, Bộ trưởng cho rằng, Thanh Hóa cần củng cố đoàn kết, tạo lập kỷ cương, phân vai cụ thể, kiểm tra giám sát thường xuyên. Bộ trưởng cũng đồng tình với những kiến nghị của tỉnh liên quan đến cải tạo sân bay Thọ Xuân, cảng Nghi Sơn và một số tuyến quốc lộ. Bộ trưởng đề nghị tỉnh cần xây cơ dựng chế hợp tác đối tác công tư thì sẽ sớm thu hút được nguồn đầu tư.

 

H.Hà