Buôn bán với Ả rập Xê út cần quan tâm chính sách thương mại

Những năm gần đây, trao đổi thương mại 2 chiều Việt Nam - Ả Rập Xê út có chiều hướng gia tăng. Các năm 2008 – 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng kim ngạch thương mại son


Theo tin của Bộ Công Thương, Ả rập Xê út đang NK nhiều hàng hóa thuộc thế mạnh của Việt Nam. Theo số liệu năm 2009, Ả rập Xê út NK từ Việt Nam hàng dệt may trị giá 28 triệu USD, thủy sản 24 triệu USD, than đá 7 triệu USD… Ngược lại, Việt Nam NK từ Ả rập Xê út nguyên liệu chất dẻo trị giá 118 triệu USD, ô tô 4,5 triệu USD, hóa chất 2,8 triệu USD… Năm 2009, kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 460 triệu USD. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam có thể XK sang Ả Rập Xê út còn phải kể tới là: giày dép, nông lâm sản, hàng điện tử, vật liệu xây dựng…

Trong quan hệ thương mại song phương, Việt Nam đang nhập siêu từ Ả rập Xê út. Hiện nay và trong tương lai, 2 lĩnh vực có tiềm năng nhất cho hợp tác giữa hai nước, đó là năng lượng và lương thực. Trên lĩnh vực năng lượng, nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam tiếp tục tăng nhanh. Riêng đối với xăng dầu, nhu cầu tiêu thụ đang tăng trung bình 10 – 15%.năm, dự báo năm 2015 nhu cầu tiêu thụ khoảng 23-24 triệu tấn và đến năm 2020 vào khoảng 33 – 34 triệu tấn. Nhu cầu về sản phẩm hóa dầu để sản xuất nhựa PP, PE, PVC… cũng tăng trung bình 10 – 15%/năm từ nay tới năm 2020. Về xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng, hai nước có thể hợp tác lâu dài theo nguyên tắc phát huy thế mạnh của mỗi bên. Phía Ả rập Xê út sẽ hỗ trợ Việt Nam bảo đảm an ninh năng lượng và Việt Nam sẽ hỗ trợ Ả rập Xê út bảo đảm an ninh lương thực. Hiện nay, hai bên đang xúc tiến việc nghiên cứu khả năng thiết lập quan hệ đối tác về năng lượng và lương thực. Nông nghiệp là một lĩnh vực rất có cơ hội để hợp tác, trong đó Ả rập Xê út đặc biệt quan tâm đến thế mạnh về XK gạo của Việt Nam. Tuy vậy, cho tới nay, chưa có dự án cụ thể nào của Ả rập Xê út đầu tư vào nông nghiệp ở Việt Nam. Mới đây, Chính phủ hai nước đã ký Thỏa thuận tăng cường hợp tác về nông nghiệp, chắc chắn lĩnh vực hợp tác này sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới, nhất là trong ngành trồng và chế biến lúa gạo ở Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đang đề nghị Ả rập Xê út tạo thuận lợi để Petro Vietnam tham gia vào các dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Ả rập Xê út theo phương thức liên doanh, đồng thời Petro Vietnam còn có kế hoạch hợp tác với phía đối tác Ả rập Xê út để đầu tư vào các dự án như lọc hóa dầu, sản xuất các chế phẩm dầu khí, các dự án điện…

Trong những năm tới, hai nước sẽ đẩy mạnh sự hợp tác trên 5 lĩnh vực chủ yếu, đó là: Đẩy mạnh hợp tác chiến lược về an ninh năng lượng và lương thực: Tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư, nâng kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều lên 1 tỷ USD trong khoảng 2-3 năm tới, tạo thuận lợi để hàng hóa XK của mỗi nước đi vào thị trường khu vực ĐNÁ và các nước vùng Vịnh, sớm thúc đẩy đàm phán để ký Hiệp định FTA giữa ASEAN với Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC): Đẩy mạnh Xk lao động Việt Nam sang Ả rập Xê út; Xây dựng các khuôn khổ pháp lý để hỗ trợ cho sự hợp tác trên nhiều mặt giữa hai nước.

Sự quan tâm của các DN Ả rập Xê út tới thị trường Việt Nam được thể hiện rõ nét qua chuyến thăm khảo sát thị trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh của đoàn 20 DN Ả rập Xê út tới Việt Nam tháng 6/2010. Đặc biệt chuyến thăm này của đoàn DN Ả rập Xê út diễn ra chỉ sau gần 2 tháng kể từ chuyến thăm chính thức Ả rập Xê út của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Các DN Ả rập Xê út đánh giá Việt nam là thị trường khá tiềm năng và có thể trở thành nhà cung cấp những mặt hàng mà Ả rập Xê út có nhu cầu, ngoài ra môi trường đầu tư ở Việt Nam ngày càng thông thoáng.

Cho tới nay, trao đổi thương mại giữa hai nước còn ở mức thấp, trong khi Ả rập Xê út là một thị trường lớn ở khu vực, có khả năng thanh toán cao, có nhu cầu ngày càng tăng về nhiều chủng loại hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh. Ngoài trao đổi thương mại, công nghiệp cũng là một lĩnh vực có nhiều cơ hội hợp tác thông qua đẩy mạnh đầu tư. XK lao động cũng là một lĩnh vực có tiềm năng, hiện nay mỗi tháng nước này tiếp nhận tới 70 -80 ngàn lao động nước ngoài tới làm việc. Một đặc điểm nổi bật là khu vực kinh tế tư nhân ở Ả rập Xê út rất phát triển, khả năng về vốn của họ dồi dào, họ mong muốn mở rộng sản xuất và kinh doanh ra nước ngoài. Phòng Thương mại Ả rập Xê út có nhiều ảnh hưởng trong việc kết nối các DN trong nước với các DN nước ngoài. Đối với thị trường Việt Nam, các DN Ả rập Xê út sẵn sàng đầu tư trên một số lĩnh vực như dầu khí (bao gồm xây dựng nhà máy lọc dầu, xây dựng hệ thống vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy…), xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng dân dụng, du lịch, bất động sản, bưu chính viễn thông… Tuy nhiên, có một số trở ngại trong quan hệ giữa hai nước, đó là: Chưa có đường hàng không trực tiếp trong khi khoảng cách địa lý xa xôi, khiến cho trao đổi hàng hóa bị hạn chế, đẩy giá hàng hóa XK tăng cao. Việc chuyển đổi ngoại tệ từ đồng Riyal sang VNĐ còn chưa được hai bên quan tâm. Sự tham gia của các DN hai nước vào các hội chợ, triển lãm ở mỗi nước còn ít được chú trọng, thông tin về thị trường và hàng hóa của mỗi bên còn hạn chế. Lâu nay, các DN hai nước rất thiếu thông tin về thị trường của nhau, nên vẫn cần tới sự trợ giúp của Đại sứ quán mỗi nước, ngoài ra bản thân các DN cần tăng cường gặp gỡ trực tiếp để thiết lập các mối quan hệ làm ăn.

Thị trường Ả rập Xê út có tính cạnh tranh cao, chủ yếu do các yếu tố chất lượng và giá cả hàng hóa. Thời gian qua, XK hải sản (nhất là cá tra và cá basa fillet) của Việt Nam sang Ả rập Xê út bị sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do tác động của chiến dịch truyền thông đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng bản địa vốn đã không đủ thông tin về hàng hóa của Việt Nam. Những thông tin sai sự thật về qui trình sản xuất và chế biến cá ở Việt Nam đã tác động không ít đến nhận thức của người dân, khiến sức mua giảm sút rõ rệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh một sản phẩm có chất lượng và có sức cạnh tranh của Việt nam. Vì thế, theo VASEP, để thúc đẩy XK, lấy lại uy tín của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Ả rập Xê út, các DN cần chủ động trong việc đưa thông tin về qui trình sản xuất và chế biến cá an toàn của Việt nam để giúp cho người tiêu dùng bản địa có cái nhìn đúng về sản phẩm XK của Việt Nam.

Để thành công trong kinh doanh, các DN cần quan tâm nghiên cứu các chính sách thương mại của nước này. Hiện nay, Ả rập Xê út đang thực hiện chính sách thương mại tự do dựa trên cơ sở cạnh tranh, không thực hiện kiểm soát ngoại hối, không áp dụng hạn ngạch NK, không lập rào cản về thuế. Sự thành công trong XK hàng hóa vào thị trường này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như chất lượng, giá cả và thời hạn giao hàng. Mọi hàng hóa khi XK vào Ả rập Xê út phải đáp ứng các qui định và chịu sự giám sát của Tổ chức tiêu chuẩn của Ả rập Xê út, ngoài ra còn phải tuân thủ các qui định về tôn giáo đạo Hồi và các tiêu chuẩn thương mại khác. Ví dụ, hầu hết các sản phẩm tiêu dùng thông thường như đường ăn, gạo, chè, cà phê chưa rang, bột gia vị, ngô, gia cầm, thịt (tươi và lạnh đông) đều được miễn thuế khi NK vào thị trường này. Các nước đã ký Hiệp định thương mại song phương với Ả rập Xê út cũng được miễn hoặc giảm thuế khi XK hàng hóa vào thị trường này.

  • Tags: